Sự đồng cảm, ấm áp tình người trong tập sách 'Nơi có khung trời đẹp'

'Nơi có khung trời đẹp' là tập bút ký của hai tác giả Trần Duy Lý và Trần Quốc Ái, được nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành tháng 7 năm 2023. Cả hai tuy không sinh ra trên mảnh đất Bình Thuận nhưng lại có thời gian gắn bó sâu đậm với nơi đây như là quê hương thứ hai.

Cấp nước an toàn khu vực nông thôn

Theo kế hoạch của UBND tỉnh, trong giai đoạn 2025-2029, Bình Thuận có 23 công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn. Một trong những mục tiêu là cung cấp nước ổn định, duy trì đủ áp lực, liên tục, đủ số lượng, bảo đảm chất lượng nước sạch, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe con người.

Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Hồ chứa nước Ka Pét, Bình Thuận

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang về tình hình thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về Dự án Hồ chứa nước Ka Pét (Hàm Thuận Nam, Bình Thuận).

Cảnh báo hạn hán tỉnh Bình Thuận

Đài Khí tượng thủy văn tỉnh vừa có cảnh báo hạn hán trên địa bàn Bình Thuận. Theo đó, trong 10 ngày tới, tổng dung tích các hồ chứa trong tỉnh đạt khoảng 55 - 60% dung tích thiết kế. Do đó, cảnh báo các khu vực không được cung cấp nước từ hệ thống thủy lợi thuộc các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, TP. Phan Thiết, Hàm Thuận Nam, La Gi cần chú ý phòng tránh hạn hán cục bộ ảnh hưởng hoa màu.

Xả lũ tại 3 hồ chứa Phan Dũng, Đá Bạc, Cà Giây do mưa thượng nguồn đổ về

Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi tỉnh vừa thông báo tăng điều tiết nước qua tràn hồ Cà Giây (Bắc Bình). Đồng thời có kế hoạch điều tiết nước qua tràn hồ Đá Bạc và Phan Dũng (Tuy Phong), bắt đầu từ tối nay (16/11).

Các công trình thủy lợi tích nước phục vụ mùa khô

Trong suốt thời gian cao điểm mùa mưa, các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh được đơn vị quản lý điều tiết, vận hành phù hợp. Qua đó, nhằm đảm bảo an toàn mùa mưa lũ, vừa bắt đầu tích nước để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất mùa khô sắp tới.

Lãnh đạo UBND tỉnh kiểm tra thực tế các hồ chứa thủy lợi phía Bắc

Chiều 6/10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải cùng đại diện các sở, ngành, địa phương liên quan đã đi kiểm tra thực tế một số hồ chứa thủy lợi phía Bắc tỉnh.

Bài dự thi giải Cờ đỏ:Nước chảy đến đâu, có màu xanh ở đó!

Suốt một thời gian dài, các cấp ủy và cả hệ thống chính trị của tỉnh đã nỗ lực triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh. Trong đó, thủy lợi để lại dấu ấn đậm nét nhất.

Tuyến đường trung tâm xã Bình An ở Bình Thuận xuống cấp, dân bức xúc

Bình An là xã miền núi thuộc huyện Bắc Bình, Bình Thuận. Hơn 10 năm qua, người dân sống ven đường đoạn từ Trường THCS Bình An đến hồ Cà Giây phải chịu cảnh 'nắng bụi, mưa lầy'.

Ứng phó với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp

Tỉnh Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, lượng mưa trong năm phân bố không đồng đều. Những năm gần đây trên địa bàn tỉnh còn có những biến đổi bất thường, hiện tượng nắng nóng kéo dài trong mùa khô, lượng mưa phân bố không đều theo quy luật. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp.

Hướng đến kỷ niệm 40 năm Ngày tái lập huyện Bắc Bình (1/6/1983 -1/6/2023): Sự thật vùng chuyển nước

Cũng thời điểm tháng 3, tháng 4 này của năm 2000, hồ Cà Giây sau 4 năm xây dựng được khánh thành, một đồng nghiệp chở tôi bằng xe máy đi đưa tin đã bị lạng tay lái ngã xuống đường đất gập ghềnh. Tôi bị quăng xuống ruộng bên đường đau điếng, vì đất cứng. Cũng chỗ ấy, bây giờ là ruộng sen đầy hoa nở bung cánh…

Cao tốc sẽ đưa du khách đến Bình Thuận nhiều hơn

Cao tốc sắp hoàn thành mở ra một cơ hội mới cho Bình Thuận, đặc biệt là du lịch, cảnh kẹt xe rồng rắn trên quốc lộ sẽ không còn.

Thúc đẩy công nghiệp kết nối nông nghiệp

Cũng vì bị 'kẹt' giữa vùng thuần nông trong một thời gian dài, cộng thêm chưa thuận lợi lắm trong hạ tầng nên việc thu hút đầu tư của 4 cụm công nghiệp (CCN) chưa nổi bật. Nhưng bây giờ đã thấy, các CCN này đều được quy hoạch ở những vùng có triển vọng theo thời gian.

Nhân rộng các công trình trồng cây xanh

UBND tỉnh vừa có kế hoạch triển khai nhân rộng các công trình trồng cây xanh trong các khối thi đua thuộc các cơ quan cấp tỉnh giai đoạn 2023 - 2025. Mục đích nhằm nhân rộng mô hình trồng cây xanh trên các tuyến đường dọc kênh thủy lợi, các tuyến đường liên huyện, liên xã, khuôn viên cơ quan, trường học, các khu đất trống, đồi trọc do Nhà nước quản lý trên địa bàn tỉnh.

Hồ Sông Lũy cần tích nước trong tháng 10

Với 'kho nước' hồ Sông Lũy như hiện tại, trong hoàn cảnh tiếp tục tích nước muộn, dự báo sẽ không bảo đảm cho sản xuất cho 2 huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc sắp tới, nhất là khi phụ thuộc nhiều vào nguồn nước xả của thủy điện Đại Ninh.

Bình Thuận tự hào đi lên

'Như nàng công chúa xinh đẹp mà khiêm nhường. Bình Thuận hôm nay vươn mình kiêu hãnh…'. Bình Thuận của hôm nay đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, 'thay da đổi thịt', đời sống nhân dân được ấm no... Để thấy được rằng, có những điều bình thường của hôm nay lại là chuyện không thể tưởng tượng được của 30 năm về trước. 30 năm - ngày tái lập tỉnh Bình Thuận, chặng đường mang đậm dấu ấn lịch sử với những thăng trầm song rất đỗi tự hào.

Khơi dậy tiềm năng để phát triển nhanh, bền vững hơn

'Qua 30 năm tái lập, giữa bộn bề khó khăn, thách thức nhưng với sức mạnh của tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng vượt khó, Bình Thuận đã chủ động phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển, trở thành tỉnh mạnh về kinh tế biển, năng lượng, du lịch' - Đồng chí Dương Văn An - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã chia sẻ với Báo Bình Thuận, nhân kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh (1992 – 2022).

Sức sống mới từ các công trình thủy lợi

Nhờ đầu tư tốt các công trình thủy lợi, đặc biệt là sáng kiến làm kênh nối mạng, đến nay toàn tỉnh đã chủ động tưới trên 50% diện tích đất canh tác cần tưới hàng năm. Đồng thời, cung cấp nước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, mang đến sức sống mới trên vùng đất khô hạn…

Bình An nay đã an bình

Từ một xã nghèo, bất ổn về an ninh trật tự, Bình An (huyện Bắc Bình) nay đã ổn định, phát triển, nhờ vào sự quan tâm của các cấp, ngành với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong xã.

'Địa chỉ tin cậy cộng đồng' của cô Xuân

10 năm nay, nhà của cô Đặng Thị Diệu Xuân - Chi hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ thôn An Bình ở xã Bình An là 'Địa chỉ tin cậy cộng đồng' được đánh giá rất hiệu quả ở Bắc Bình.

Mong ngóng nâng cấp một con đường

Tuyến đường dài gần 10 km đã xuống cấp nghiêm trọng với mùa nắng bụi bặm, mùa mưa lầy lội khiến đi lại khó khăn nên người dân xã Bình An, huyện Bắc Bình mong ngành chức năng quan tâm nâng cấp.

Dã ngoại bên hồ

Cơn mưa nguồn vừa tạnh, ánh nắng vàng trải rộng, nhưng vẫn còn vầng mây trắng bồng bềnh bên sườn núi, in bóng xuống mặt hồ lung linh gợn sóng, trông thật nên thơ.

Dấu ấn 30 năm. Bài 1: Khởi sắc đời sống nhân dân

30 năm – một chặng đường không dài, nhưng đủ để có cái nhìn khách quan nhất về tiến trình phát triển của Bình Thuận. Trong đó có rất nhiều những khó khăn và thách thức, nhưng bằng tinh thần chung sức đồng lòng của toàn hệ thống chính trị nên đã vượt qua góp phần xây dựng đời sống người dân được nâng lên.

Xuân về trên những xã nông thôn mới

Năm nay, Bình Thuận có thêm 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) là: Bình An, Hồng Liêm, Hàm Thạnh, Gia An, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM toàn tỉnh lên 69/93 xã. Trong bức tranh nhiều màu sắc của mùa xuân mới, các xã NTM khắp nơi chan hòa niềm vui chung là bộ mặt nông thôn ngày càng 'thay da, đổi thịt'.

Lãnh đạo tỉnh kiểm tra các hồ chứa phía Bắc

Sáng nay (3/12), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phong đã đi kiểm tra thực tế các hồ chứa thủy lợi phía Bắc tỉnh, nhằm đánh giá công tác đảm bảo nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho vụ đông xuân và mùa khô năm 2022. Cùng đi có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi.

Đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, phòng, chống ngập lụt

Tổng cục Thủy lợi vừa có công điện các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, phòng chống ngập lụt, đề phòng ảnh hưởng của mưa lớn.

Điều tiết nước qua tràn hồ Lòng Sông, Phan Dũng và hồ Cà Giây

Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi tỉnh vừa thông báo điều tiết nước qua tràn 3 hồ chứa, gồm hồ Lòng Sông, Phan Dũng (Tuy Phong) và hồ Cà Giây (Bắc Bình).

Điều tiết nước qua tràn hồ Phan Dũng, Cà Giây

Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi tỉnh cho biết, tính đến 7 giờ ngày 11/11, mực nước hồ Phan Dũng ở cao trình +206.38m, cao hơn mực nước dâng bình thường 206.40m. Riêng hồ Cà Giây, mực nước ở cao trình +75.27 m, cao hơn mực nước dâng bình thường 0.57m.

Đảm bảo an toàn hồ chứa khi áp thấp nhiệt đới đổ bộ

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, đến sáng nay (26/10), áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) chỉ cách Khánh Hòa khoảng 310 km, cách Ninh Thuận khoảng 290 km. Dự báo, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc. Trong đó, vùng biển khu vực huyện đảo Phú Quý và huyện Tuy Phong là địa phương khả năng chịu ảnh hưởng của ATNĐ.

Mở cửa tràn điều tiết nước hồ Sông Lũy từ 6 giờ ngày 26/9

Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 7 (Ban 7) vừa thông báo, sẽ thực hiện điều tiết nước hồ chứa nước Sông Lũy từ 6 giờ ngày 26/9. Lưu lượng điều tiết từ 60,4 m3/s đến 200 m3/s. Trong quá trình điều tiết sẽ căn cứ tình hình thực tế, điều chỉnh nước phù hợp để không ngập quốc lộ 1A và đảm bảo an toàn cho vùng hạ du, công trình. Thời gian kết thúc điều tiết, đến khi mực nước hồ đạt cao trình +115,2 m (khoảng 11-15 ngày) và duy trì suốt mùa lũ năm 2021.

Thông báo lũ hạ lưu hồ Cà Giây

Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi vừa có Công văn số 1304 thông báo lũ hạ lưu hồ Cà Giây, huyện Bắc Bình. Do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, khu vực thượng nguồn hồ Cà Giây có mưa lớn nên lưu lượng đến hồ Cà Giây khoảng 50m3/s. Tính đến 7h sáng nay (ngày 23/9) mực nước hồ Cà Giây ở cao trình +75.15m (cao trình mực nước dâng bình thường +74.70m) cao hơn mực nước dâng bình thường 0,45m và mực nước hồ tiếp tục tăng nhanh.

Vùng áp thấp mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới: Bình Thuận cảnh báo sạt lở bờ biển, ngập úng

Đài Khí tượng thủy văn Bình Thuận cho biết, chiều nay (22/9), vùng áp thấp trên khu vực giữa Biển Đông đã mạnh lên thành ATNĐ. Lúc 16 giờ, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 12,8 độ Vĩ Bắc; 114,7 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 180km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 80km tính từ tâm ATNĐ. Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20 km và có khả năng mạnh thêm. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh và sóng lớn. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3. Dự báo 24 giờ tới, khu vực ngoài khơi vùng biển Bình Thuận có gió Tây Nam cấp 5 có lúc cấp 6, giật cấp 7, biển động. Do ảnh hưởng của sóng lớn, khu vực ven biển các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, TP. Phan Thiết, Hàm Thuận Nam, thị xã La Gi, Hàm Tân và huyện đảo Phú Quý khả năng xảy ra sạt lở bờ biển.

Cảnh báo lũ trên địa bàn huyện Bắc Bình

Hôm nay (21/9), Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN huyện Bắc Bình đã thông báo và đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN các xã, thị trấn Bình An, Hải Ninh, Hồng Thái, Phan Thanh, Chợ Lầu, Phan Hiệp, Phan Rí Thành khẩn trương triển khai thực hiện một số biện pháp để chủ động phòng, tránh lũ, ngập lụt vùng dọc ven sông Cà Giây và hạ du sông Lũy, giảm tối đa thiệt hại về tài sản cho nhân dân.

Bắc Bình: Đề xuất chủ trương chuyển giao nhiệm vụ cấp nước sinh hoạt

UBND huyện Bắc Bình đang đề xuất phương án chuyển giao nhiệm vụ cấp nước sinh hoạt cho xã Phan Hòa và thôn Bình Lễ, Bình Thủy - xã Phan Rí Thành từ Ban Quản lý công trình công cộng huyện sang Công ty cổ phần cấp thoát nước Bình Thuận...

Bắc Bình: Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu cây trồng

Từ đầu năm đến nay, toàn huyện Bắc Bình đã gieo trồng 48.544 ha, đạt 75% kế hoạch năm 2021, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm trước, sản lượng lương thực 99.356 tấn, đạt 42,8% kế hoạch. Diện tích cây ăn quả hiện có khoảng 6.885 ha, trong đó cây thanh long 4.549 ha, các loại cây ăn quả khác 2.336 ha.

Ngắm cánh đồng sen Bình An

Đã bao lần tôi đi qua con đường này để đến công trình thủy lợi hồ Cà Giây. Nhưng lần này con đường tỏa hương sen thơm ngát. Bởi, nhiều ruộng lúa hai bên đường đã thay thế những dãy ao sen bạt ngàn. Đẹp nhất là lúc bình minh, hàng ngàn bông sen màu hồng bung cánh khoe sắc nhụy vàng dưới ánh nắng nhẹ trải rộng. Phong cảnh miền quê Bình An (Bắc Bình) như bức tranh vẽ với sắc màu thiên nhiên sinh động và hấp dẫn.

Bảo vệ an toàn đập, hồ chứa mùa mưa lũ

Bước vào mùa mưa lũ 2021, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chủ trì thành lập đoàn công tác để kiểm tra, đánh giá hiện trạng an toàn đập, hồ chứa thủy lợi đang khai thác sử dụng trên địa bàn tỉnh.

Gia cảnh khốn khó của người phụ nữ ung thư

Mang trong mình căn bệnh ung thư vú đến giai đoạn tái phát nặng, hạch di căn khắp cơ thể nên chị Mai Thị Hồng Thảo người đồng bào dân tộc Chăm ở Tổ tự quản số 5, xã Phan Lâm (Bắc Bình) phải nằm một chỗ chịu những cơn đau khủng khiếp hành hạ.

Cấp nước chống hạn cho Bình Thuận trong mùa khô 2021

Tỉnh Bình Thuận được đánh giá là một trong những tỉnh khô hạn nhất nước, lượng mưa trung bình hàng năm theo số liệu của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung Bộ chỉ đạt khoảng 1024 mm, lượng mưa ở đây không đủ cân bằng với tổng lượng bốc hơi và biến động mạnh theo thời gian. Mùa khô thường kéo dài từ tháng 11 năm trước đến gần hết tháng 4 năm sau, mùa mưa thường qua nhanh, số ngày mưa trung bình nhiều năm chỉ đạt từ 40 -130 ngày và lượng nước mưa không đủ tích lũy cho hệ thống ao hồ, sông suối. Do vậy, ngay cả trong những năm bình thường, Bình Thuận vẫn luôn trong tình trạng thiếu nước, điển hình là mùa khô năm 2020, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban bố tình trạng khẩn cấp về hạn hán.

Xử lý hành vi lấn chiếm đất công ở Bình An

Hiện trên địa bàn xã Bình An (Bắc Bình) có 6 dự án thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp kết hợp được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư. Song, theo phản ánh của một số người dân xã Bình An thì có vài dự án không sản xuất, đất bỏ hoang nhiều năm nay và đất công bị các tổ chức, cá nhân lấn chiếm, gây khiếu kiện, tranh chấp đất đai… nhưng chậm được xử lý.

Khai thác và bảo đảm nguồn nước sinh hoạt

Những năm gần đây, trước sức ép đối với việc khai thác nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khiến nguy cơ ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước ngày càng gia tăng. Vì vậy, việc đảm bảo an ninh nguồn nước hết sức quan trọng và cần thiết, nhất là trong bối cảnh công tác quản lý nguồn nước vào mùa khô còn khó khăn, dễ thất thoát…

Sẵn sàng ứng phó ảnh hưởng bão

Ở Bình Thuận, với hàng chục hồ chứa lớn nhỏ, đòi hỏi việc đảm bảo an toàn hồ đập, ứng phó mưa bão đang được đặt ra hàng đầu, nhất là thời điểm có 2 cơn bão số 8 và số 9 đang diễn biến hết sức phức tạp, dự kiến sẽ đổ bộ vào miền Trung vài ngày tới. Chính vì vậy, tại các hồ chứa trên địa bàn tỉnh, nhất là các hồ chứa lớn đang được nhân viên thủy lợi canh trực 24/24 giờ, chuẩn bị sẵn sàng đối phó với mọi tình huống.

Nối mạng… nước !

Bình Thuận được biết đến là vùng đất khô hạn nhất nhì cả nước. Tuy vậy, nhờ sự quan tâm đầu tư mạnh mẽ mạng lưới cấp nước từ các hệ thống công trình thủy lợi của Trung ương, địa phương và sự nỗ lực của ngành thủy lợi, đến nay đời sống và sản xuất của nhân dân trong tỉnh đã có sự phát triển vượt bậc.

Khơi dậy tiềm năng mặt nước

Bình Thuận có năng lượng gió và mặt trời thuộc loại cao nhất cả nước, tốc độ gió, bức xạ nhiệt cao và ổn định, rất thuận lợi phát triển điện gió, điện mặt trời. Cái nắng - gió của Bình Thuận đã biến thành lợi thế thu hút hàng trăm nhà đầu tư ở trong và ngoài nước. Bộ Chính trị đã xác định Bình Thuận sẽ là một trung tâm năng lượng mang tầm quốc gia.