Phát lộ hóa thạch động vật 400 triệu tuổi ở vùng núi phía Bắc

Là ngành động vật không xương sống quan trọng nhất Đại Cổ sinh, sự cực thịnh của các loài động vật tay cuộn diễn ra trong khoảng 400 triệu năm trước, với số lượng hóa thạch khổng lồ đã được tìm thấy.

Đây là hóa thạch động vật tay cuộn thuộc chi Euryspirifer, sống tại kỷ Devon muộn (407-405 triệu năm trước), tìm thấy ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, hiện vật của Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội. Ngành Tay cuộn (Brachiopoda) là một trong những ngành động vật cổ xưa nhất Trái đất, phát sinh từ kỷ Cambri, 541 triệu năm trước).

Là ngành động vật không xương sống quan trọng nhất Đại Cổ sinh, sự cực thịnh của các loài động vật tay cuộn diễn ra trong khoảng 400 triệu năm trước, với số lượng hóa thạch khổng lồ đã được tìm thấy. Ảnh: Hóa thạch loài động vật tay cuộn Megastrophia semispheroidae, kỷ Devon sớm, cách đây 419-393 triệu năm, tìm thấy ở huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.

Từ các hóa thạch, giới khoa học đã xác định được khoảng 7.000 loài động vật tay cuộn cổ đại, cao hơn rất nhiều so với khoảng 400 loài còn tồn tại đến ngày nay. Miền núi phía Bắc Việt Nam là nơi hóa thạch nhiều loài tay cuộn đã được tìm thấy. Ảnh: Một số mẫu hóa thạch tay cuộn khác của Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội.

Chủ yếu sống ở môi trường nước mặn, tay cuộn có hai lớp vỏ khác nhau, phần bụng thường to và phồng hơn phần lưng, đối xứng với nhau. Phần thân mềm của chúng được bảo vệ trong hai lớp vỏ.

Cái tên "tay cuộn" đã mô tả phần quan trọng nhất của chúng: phần vỏ gồm hai dải ở hai bên miệng có dạng cuộn khi ở tư thế nghỉ. Khi hoạt động, cơ quan này duỗi ra để lấy thức ăn.

Chúng có một chân ở phía sau, thò qua lỗ trên đỉnh vỏ để bám vào mặt đất. Ở một số loài, cơ quan này biến mất sau tuổi trưởng thành.

Tay cuộn có tuổi thọ hơn 30 năm. Chúng thường sống ở vùng nước nông và ấm, nhưng cũng có một số loài có khả năng sống ở vùng nước lạnh và biển sâu.

Mặc dù là động vật sống ở tầng đáy nhưng trong quá trình sống, khi trưởng thành, chúng di chuyển từ nơi này sang nơi khác và từ vùng này sang vùng khác.

Trong số các loài động vật tay cuộn còn sống, chỉ có một số loài thuộc chi Lingula được đánh bắt thương mại ở quy mô rất nhỏ để làm thực phẩm. Sự tồn tại của các loài khác ít được con người biết đến.

Trong ngành khảo cổ học, hóa thạch tay cuộn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tuổi của các tầng địa chất.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/phat-lo-hoa-thach-dong-vat-400-trieu-tuoi-o-vung-nui-phia-bac-1986290.html