Hội thi vẽ tranh bảo vệ môi trường

Ngày 17-5, Huyện đoàn Lâm Bình phối hợp với Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Hội thi vẽ tranh hưởng ứng tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.

Hợp tác công tư thực hiện đề án một triệu héc-ta lúa chất lượng cao

Hợp tác công tư phục vụ triển khai đề án một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, nhằm góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam là hỗ trợ chuyển đổi hệ thống lương thực trở nên minh bạch, có trách nhiệm và bền vững; đồng thời giảm phát thải và thúc đẩy nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng ngành hàng lúa gạo thông qua chuỗi giá trị.

Biến đổi khí hậu gây thiệt hại về kinh tế cao gấp 6 lần dự báo

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thế giới giảm 12%.

Tín chỉ carbon - giá trị mới từ rừng

Điện Biên có hơn 423.000ha rừng, với tỷ lệ che phủ đạt 44%, là tỉnh có diện tích rừng đứng thứ 7/14 tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc (theo Quyết định số 816/QĐ-BNN ngày 20/3/2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về công bố hiện trạng rừng năm 2023). Với diện tích rừng lớn, Điện Biên được đánh giá là một trong những bể chứa carbon rừng của cả nước. Đây là nguồn lực đáng kể để bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời thực hiện các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, chống biến đổi khí hậu và cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 (Netzero) của Việt Nam với thế giới.

Việt Nam và Pháp xác định hướng hợp tác ưu tiên thời gian tới

Hai bên nhất trí xúc tiến, thúc đẩy hơn nữa các dự án cùng quan tâm, trong đó chú trọng các lĩnh vực ưu tiên từ cơ sở hạ tầng lớn, ứng phó biến đổi khí hậu, tăng trưởng, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Phía Pháp bày tỏ sự quan tâm tới chuyển đổi năng lượng và các dự án năng lượng tái tạo, năng lượng xanh.

Các nước tìm cách thích ứng với nắng nóng khắc nghiệt| Nhìn ra thế giới | 17/05/2024

Ướ́c tính 66% khả năng rằng 2024 sẽ là năm nóng kỷ lục và 99% khả năng đây sẽ là năm nóng thứ 2 liên tiếp sau năm 2023. Theo thống kê hiện nay, nhiệt độ sẽ cao hơn 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Các nhà khoa học khẳng định thời tiết như vậy sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn. Chúng ta sẽ phải tìm cách dần dần thích nghi và chấp nhận sống chung với những hình thái thời tiết khắc nghiệt như vậy, chừng nào con người chưa chấm dứt những hành động làm gia tăng biến đổi khí hậu toàn cầu.

2/3 số rạn san hô trên thế giới bị tẩy trắng

Các nhà khoa học hôm 16/5 cho biết gần 2/3 số rạn san hô trên thế giới đã phải chịu áp lực nhiệt độ cao đến mức gây ra hiện tượng tẩy trắng trong năm qua. Nhiệt độ đại dương tăng lên mức cao kỷ lục là do biến đổi khí hậu kết hợp với kiểu khí hậu El Nino.

Thế giới sẽ nghèo đi trông thấy do biến đổi khí hậu và Trái đất nóng lên

Thu nhập toàn cầu có thể giảm 19% vào năm 2049 do biến đổi khí hậu. Đó là kết quả của một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature.

Biến đổi khí hậu: Caribe trong cơn khát

Theo phóng viên TTXVN tại châu Mỹ, các đảo quốc ở vùng Caribe đang đối mặt một cuộc khủng hoảng nước do lượng mưa thay đổi, hạn hán, đô thị hóa nhanh chóng, du lịch sử dụng quá nhiều nước và quản lý cơ sở hạ tầng nước yếu kém.

Việt Nam và AFD tăng cường hợp tác, thúc đẩy chuyển đổi năng lượng

Chiều 17-5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp bà Marie-Hélène Loison, Phó Tổng Giám đốc Cơ quan phát triển Pháp (AFD).

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Phó Tổng Giám đốc AFD

Chiều 17/5, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp bà Marie-Hélène Loison, Phó Tổng Giám đốc Cơ quan phát triển Pháp (AFD).

Ngày Môi trường thế giới 2024: Chống hạn hán gắn với phát triển bền vững

Các cấp chính quyền cần nâng cao nhận thức, coi nội dung phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa là một phần không thể tách rời của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, là nhiệm vụ quan trọng, gắn chặt với quá trình phát triển bền vững.

Thế hệ trẻ thúc đẩy doanh nghiệp hành động vì môi trường

Bên cạnh những lo ngại về kinh tế, sức khỏe, bền vững môi trường đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của Gen Z và Millennials. Họ không chỉ lo lắng về biến đổi khí hậu mà còn thúc đẩy các doanh nghiệp và chính phủ hành động để bảo vệ môi trường.