Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT thăm Trường Sa, nhà giàn DK 1

40 thành viên Đoàn công tác thăm, tặng quà quân, dân và thầy trò huyện đảo Trường Sa, nhà giàn DK 1/9 (Ba Kè) với nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa.

Về nơi 'đảo là nhà, biển cả là quê hương'

Tình yêu biển cả và trên hết là tình yêu quê hương đất nước đã gắn kết những người con đất Việt một lòng thủy chung với Trường Sa, mảnh đất nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc.

Người giữ 'nhịp đập trái tim' cho những con tàu

Trên mỗi con tàu, thuyền trưởng được ví như 'khối óc', buồng máy như 'trái tim', thợ máy như 'bác sĩ' để con tàu hoạt động tốt nhất, bảo đảm tuyệt đối an toàn trên mỗi hải trình. Đặc biệt là những con tàu hiện đại đang được các lực lượng thực thi nhiệm vụ trên biển quản lý, vận hành hiện nay.

Đoàn công tác số 13 năm 2024 khép lại hành trình 'Vì biển đảo quê hương'

Tàu KN 390 vừa đưa Đoàn công tác số 13 'Hành trình vì biển đảo quê hương' năm 2024 (với chủ đề 'Tôi yêu Tổ quốc tôi') đến thăm, động viên quân, dân huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) và Nhà giàn DK1 trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc bảo đảm an toàn và hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác. Chuẩn đô đốc Phạm Văn Quang, Phó chủ nhiệm Chính trị Hải quân làm trưởng đoàn.

Trường Sa trong tôi: Chuyến công tác để đời (Kỳ I)

Chuyến thăm quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 những ngày tháng Tư để lại những cảm xúc tuyệt vời, mà mỗi thành viên chúng tôi sẽ không thể nào quên...

Có một Trường Sa 'thay da đổi thịt'

Hàng trăm dãy nhà ngói mới khang trang, hàng chục con đường đổ nhựa phẳng lì, hàng ngàn cây xanh mọc quanh triền đảo… là bức tranh tổng thể của quần đảo Trường Sa sau 49 năm chiến đấu, giải phóng, xây dựng và trưởng thành (29/4/1975 - 29/4/2024).

Có một Trường Sa 'thay da đổi thịt'

Hàng trăm dãy nhà ngói mới khang trang, những con đường trải nhựa phẳng lỳ, hàng ngàn cây xanh mọc quanh triền đảo, cán bộ, chiến sĩ (CBCS) yên tâm tư tưởng, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ canh biển, giữ đảo, tình quân dân ngày càng thắm thiết... Đó là bức tranh tổng thể của quần đảo Trường Sa sau 49 năm chiến đấu, giải phóng, xây dựng và trưởng thành kể từ mùa Xuân đại thắng 1975.

Hành trình đến với Trường Sa

Trong những ngày đầu tháng tư lịch sử, tôi vinh dự được cùng Đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế gồm 25 thành viên do ông Nguyễn Nam Tiến - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh làm Trưởng đoàn tham gia Đoàn công tác số 5 đi thăm quần đảo Trường Sa theo Kế hoạch của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam từ ngày 3/4 đến 11/4/2024.

Mang đến Sinh Tồn, Cô Lin nghĩa tình của các cán bộ Công an

Bằng tình yêu đặc biệt với quê hương, đất nước, yêu biển, đảo và với tinh thần 'Tất cả vì Trường Sa thân yêu', mỗi thành viên trong Đoàn công tác của Bộ Công an và các cơ quan, đơn vị đi thăm quần đảo Trường Sa, nhà giàn DKI/2 năm 2024 đều bồi hồi, mong muốn được sớm nhất đến với quần đảo Trường Sa thân yêu của Tổ quốc.

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 9: Nhà giàn DKI/2 – thông điệp về tình yêu Tổ quốc

Sau sự kiện 14/3/1988, tại đảo Gạc Ma, Đô đốc Giáp Văn Cương đã đề xuất với Đảng và Nhà nước ta cần phải khẩn trương xây dựng các nhà giàn trên vùng biển phía Đông Nam của Tổ quốc.

Đoàn công tác của Bộ Công an hoàn thành chuyến thăm quần đảo Trường Sa, nhà giàn DKI/2

Chiều 22/4, tàu KN 390 chở Đoàn công tác của Bộ Công an và các cơ quan, đơn vị đi thăm quần đảo Trường Sa, nhà giàn DKI/2 năm 2024 (Đoàn công tác số 8) đã cập cảng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, hoàn thành tốt đẹp hành trình 7 ngày, 6 đêm đi thăm, tặng quà quân và dân huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa và nhà giàn DKI/2.

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 3: Đảo xanh Song Tử Tây

Bốn giờ sáng, chúng tôi lên boong, tàu chầm chậm tiếp cận đảo Song Tử Tây. Trong tờ mờ sương, đảo hiện ra dưới ánh trăng thượng huyền lá lúa. Ánh đèn của ngọn hải đăng đang nhấp nháy, báo hiệu cuộc sống bình yên của cư dân trên đảo. Rồi bình minh, Song Tử Tây hiện lên trong nắng một đô thị xanh, rất đẹp giữa trùng khơi sóng vỗ.

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 2: Dàn đồng ca chào người lên đường và ký ức thủy thủ

Trong chúng ta, hẳn nhiều người đã nghe nhiều câu chuyện về tình đồng chí, đồng đội của những người lính. Dẫu vậy, khi bản thân chúng tôi chứng kiến, mới thấy mọi điều quá đỗi bất ngờ, bình dị mà thiêng liêng. Những người lính đối đãi với nhau rất chân tình và ứng xử với Nhân dân hết sức chu đáo.

Ngắm vợ qua ống nhòm

'Dạt dào biển mênh mông, sóng vỗ nhịp thân tàu...'. Điệp khúc bài hát vang lên nồng nàn, tha thiết lắng đọng trong tâm hồn cô giáo mầm non ngày ấy trên phố biển Nha Trang, để rồi giờ đây, cô đã là vợ lính đảo. Đó là chuyện tình giữa cô giáo Nguyễn Thị Thúy và Trung tá Nguyễn Lương Điền, Chính trị viên đảo Sơn Ca (Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân).

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 1: Những chuyến tàu nặng tình yêu Tổ quốc

Đầu tháng 4/2024, Báo Thừa Thiên Huế có dịp cùng đoàn công tác đến với Quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1. Giữa trùng khơi sóng vỗ, giữa tất bật cuộc lữ hành và cùng đoàn công tác thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân nơi đảo xa, những dòng ghi chép nóng hổi của Báo đã kịp gửi về đất liền.

Những cánh thư vượt sóng

Từ đất liền, theo các chuyến tàu ra đảo xa chúc Tết, những là thư, cánh thiệp chứa chan tình cảm của các em học sinh từ khắp mọi miền đất nước gửi đến các chiến sĩ hải quân đang làm nhiệm vụ trên biển, đảo. Đây là nguồn động viên, khích lệ lớn lao để cán bộ, chiến sĩ hải quân chắc tay súng bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.

Những cánh thư vượt sóng, tiếp sức người lính canh biển

Từ đất liền, theo những chuyến tàu ra đảo xa chúc Tết, hàng chục ngàn lá thư của các học sinh từ mọi miền được gửi đến tận tay đến các chiến sĩ hải quân đang canh giữ biển trời Tổ quốc.

Hát giữa biển trời Tổ quốc

Giữa biển trời mênh mông sóng nước, cùng hát Quốc ca và nghe những bài hát về tình yêu Tổ quốc, biển đảo cất lên từ trái tim khiến ai cũng dâng lên trong lòng niềm xúc động vô bờ. Mỗi người đều cảm nhận được sức mạnh mạch nguồn dân tộc, sự thiêng liêng của hồn Tổ quốc.

Xứng đáng là đảo tiền tiêu của Tổ quốc

Chúng tôi có dịp cùng đoàn công tác Vùng 3 Hải quân đến thăm, chúc tết Giáp Thìn, tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ, quân dân hai huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) và Lý Sơn (Quảng Ngãi). Vượt qua chặng đường gần 100 hải lý từ Cảng Đà Nẵng đến huyện đảo Cồn Cỏ, trên tàu KN 390 Kiểm ngư Việt Nam, đoàn công tác là cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân và gần 200 đại biểu đến từ cơ quan trung ương, tỉnh, thành phố, doanh nghiệp và phóng viên các cơ quan báo, đài trong nước, ai nấy đều có những cảm xúc rất đỗi thiêng liêng về chuyến đi này.

Tết sớm ở đảo Cồn Cỏ và Lý Sơn

Trước thềm năm mới Giáp Thìn 2024, tàu KN 390 đã đưa Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân và các đại biểu từ các tỉnh, thành phố, đơn vị, doanh nghiệp, phóng viên báo chí trong cả nước đến chúc Tết quân và dân 2 huyện đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn. Đoàn công tác đã mang Tết sớm đến với quân và dân trên 2 đảo này.

'Mang tết' ra đảo xa

Tiếng còi tàu mang ký hiệu KN 390 vang lên, từ từ rời cảng Đà Nẵng để lên đường mang tết đến với cán bộ, chiến sĩ quân và dân huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) và Lý Sơn (Quảng Ngãi). Những cánh tay vẫy chào, từng đợt sóng tung trắng xóa. Phía xa kia, tết đã đến sớm hơn mang theo hơi ấm từ đất liền.

Xúc động lời động viên, chúc Tết giữa trùng khơi

Trên hải trình từ đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) đến đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), tối 23/1, Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân đi trên tàu KN 390 gặp tàu KN 304 đang làm nhiệm vụ trên biển. Do điều kiện sóng to, gió lớn không thể tiếp cận được, thông qua máy bộ đàm, Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đăng Tiến, Chính ủy Vùng 3 Hải quân đã gửi lời thăm hỏi, động viên, chúc cán bộ, chiến sĩ tàu KN 304 vững vàng nơi đầu sóng, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao và lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất.