Giải pháp tích hợp quy hoạch thiết chế văn hóa thể thao trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050

Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) Phạm Thị Nhâm cho rằng, quy hoạch tỉnh chỉ nên có những định hướng chung về chỉ tiêu, tỷ lệ các thiết chế văn hóa thể thao chứ không xác định tới từng công trình cụ thể.

Đòn bẩy để văn hóa phát huy 'sức mạnh nội sinh'

Thông tin vui đối với lĩnh vực văn hóa là tại Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (từ ngày 13 đến 15/5), Thường vụ Quốc hội sẽ dành ngày 14/5 để cho ý kiến về 2 nội dung quan trọng, trong đó có chủ trương đầu tư 'Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035'.

Định chế hóa tính 'ngoài công lập' để khơi mở nguồn lực

Tham dự Hội thảo Văn hóa 2024, GS. TS. THÁI KIM LAN, người sáng lập Bảo tàng Gốm cổ sông Hương (Thừa Thiên Huế), tâm đắc với nỗ lực làm rõ khái niệm văn hóa trong nghĩa đa nguyên để khơi mở nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng và thượng tầng (thiết chế văn hóa, thể thao); bà cũng cho rằng, cần định chế hóa tính 'ngoài công lập', tạo niềm tin cho tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này.

Đầu tư đúng mức để có công trình xứng tầm thời đại

Cần quan tâm đầu tư các công trình văn hóa, thể thao quy mô lớn, hiện đại, trở thành biểu tượng quốc gia, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, khẳng định bản sắc và vị thế Việt Nam. Đây là ý kiến được nhiều đại biểu đưa ra tại Hội thảo Văn hóa 2024.

Thiết chế văn hóa, thể thao ở Quảng Ninh: Nhà nước và nhân dân cùng làm

'Từ chủ trương đến cách làm đúng đắn và phù hợp, hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao trong tỉnh dần được hoàn thiện về số lượng cũng như chất lượng hoạt động'. Đây là khẳng định của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Hạnh tại Hội thảo Văn hóa 2024.

Hội thảo Văn hóa 2024 - Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao

Ngày 12/5, tại Quảng Ninh đã diễn ra Hội thảo Văn hóa 2024 với chủ đề Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao. Hội thảo do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng tỉnh Quảng Ninh tổ chức.

Khai thác hiệu quả thiết chế văn hóa thể thao

Tại Hội thảo văn hóa 2024 với chủ đề: Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao, một trong những vấn đề nổi cộm khi bàn về hiệu quả khai thác các thiết chế văn hóa thể thao hiện nay chính là sự hợp tác công tư đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực văn hóa, thể thao.

Khắc phục hạn chế về quy hoạch, công tác quản lý, vận hành các thiết chế văn hóa, thể thao

Phiên thảo luận 2 tại Hội thảo Văn hóa 2024, các đại biểu thống nhất quan điểm rằng, việc quản lý, sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao hiện nay cần có cơ chế đầu tư, quản lý đồng bộ, hiệu quả.

Thiết chế văn hóa, thể thao: Khó thu hút đầu tư, 'gánh' nhiều loại thuế

Trong phiên thảo luận tại Hội thảo Văn hóa 2024 diễn ra sáng 12.5 tại Quảng Ninh, các đại biểu chia sẻ khó khăn chung của các thiết chế văn hóa, thể thao. Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam 10 năm nay không thu hút được 1 nhà đầu tư, Khu liên hợp Thể thao quốc gia 'gánh' nhiều loại thuế.

QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI TỪ NGÀY 11 - 13/5/2024

'Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 33; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và chủ trì Hội thảo Văn hóa 2024; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh tiếp Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương; Thường trực Ủy ban Đối ngoại thẩm tra sơ bộ Tờ trình của Chủ tịch nước về việc phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định CPTPP của Vương Quốc Anh;...' là những hoạt động đáng chú ý của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội từ ngày 11 - 13/5/2024.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Khơi thông nguồn lực, đưa văn hóa trở thành động lực

Phát biểu tại Hội thảo Văn hóa 2024 diễn ra sáng 12/5 tại Quảng Ninh, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá, Hội thảo có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp Chính phủ đánh giá, xác định các vấn đề cơ chế, chính sách nhằm khơi thông nguồn lực, đưa văn hóa trở thành động lực tinh thần và phát triển kinh tế - xã hội.

Bên lề Hội thảo Văn hóa 2024: Cần sự đột phá để phát triển công nghiệp văn hóa

Hội thảo văn hóa 2024 với các phát biểu và bài tham luận giá trị hướng tới nhiều giải pháp tháo gỡ các điểm nghẽn về chính sách, phát huy nguồn lực phát triển thiết chế văn hóa, thể thao. Đây là trăn trở sau những nghiên cứu và trải nghiệm thực tế của rất nhiều chuyên gia và những người làm văn hóa có mặt hôm nay. Bên lề hội thảo, phóng viên THQHVN cũng ghi nhận thêm một số ý kiến chia sẻ.

Huy động nguồn lực xã hội cho thiết chế văn hóa, thể thao vẫn còn nhiều vướng mắc

Một trong những vấn đề được rất nhiều đại biểu từ cấp trung ương đến cấp địa phương quan tâm trong khuôn khổ Hội thảo Văn hóa 2024 là làm thế nào để thu hút các nguồn lực xã hội cùng với Nhà nước để phát triển các thiết chế văn hóa thể thao. Trên thực tế, chính sách pháp luật đã có, thậm chí cơ chế thí điểm riêng cũng đã có như Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội cho Thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tiễn trong lĩnh vực văn hóa, thể thao vẫn gặp nhiều vướng mắc.

Cần cơ chế đầu tư, quản lý đồng bộ, hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao

Thảo luận tại Hội thảo Văn hóa 2024, các đại biểu đều nhất trí rằng, việc quản lý, sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao hiện nay cần có cơ chế đầu tư, quản lý đồng bộ, hiệu quả.