Thanh tra việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia tại Đắk lắk

Thanh tra Ủy ban Dân tộc sẽ tiến hành thanh tra một số nội dung liên quan việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 tại tỉnh Đắk Lắk, thời gian thanh tra 45 ngày.

Ủy Ban Dân tộc thanh tra chương trình mục tiêu quốc gia tại Đắk Lắk

Giai đoạn 2021-2023, Đắk Lắk được giao dự toán ngân sách Trung ương gần 1.500 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia. Nhưng đến nay tỉnh mới giải ngân hơn 800 tỷ đồng.

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Sau bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lào Cai đã tập trung các nguồn lực, triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình. Từ đó, tạo sinh kế, giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

Du lịch 'bắt tay' văn hóa Khmer trên vùng đất Chín Rồng

Thời gian qua, hoạt động du lịch gắn với văn hóa Khmer đã có nhiều bước phát triển đáng khích lệ, nâng cao đời sống tinh thần, gắn với tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số...

Đồng bào Khmer nghèo đón Tết Chôl Chnăm Thmây trong niềm vui mới

Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây là một trong ba lễ chính của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ được tổ chức định kỳ hằng năm. Tết cổ truyền năm nay đồng bào dân tộc Khmer ở tỉnh Kiên Giang có thêm nhiều niềm vui mới, bởi vì đời sống vật chất, tinh thần của họ được nâng lên rõ nét. Riêng đối với các hộ Khmer nghèo được Nhà nước hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, đào tạo nghề, niềm vui được nhân lên gấp bội.

Bài cuối: Đồng bộ giải pháp khai thông những 'điểm nghẽn'

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) 1719 trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng đang gặp những khó khăn nhất định; hiện, tỉnh đã và đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để tháo gỡ, phấn đấu bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Chương trình.

Bài 1: Hàng nghìn hộ dân được hưởng lợi

Thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã thực hiện hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719)… Từ đó, tạo sinh kế, giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Phum sóc vui đón Tết Chol Chnam Thmay đầy đủ, ấm áp

Tết Chol Chnam Thmay là Tết 'chịu tuổi' của đồng bào dân tộc Khmer ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm nay sẽ diễn ra từ ngày 14-16/4; trong niềm vui lúa được mùa và tôm được giá, đồng bào Khmer đang đón một cái Tết ấm áp, đậm đà bản sắc dân tộc.

Truyền nhân bảo tồn nghề thủ công truyền thống của đồng bào Khmer

Trong các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống của đồng bào Khmer Trà Vinh có loại hình chế tác mũ mão, mặt nạ rất độc đáo và các loại nhạc cụ phục vụ trong các dịp lễ hội của dân tộc, được chế tác và sản xuất theo phương pháp thủ công mang tính đặc trưng đã phục vụ đắc lực cho việc sinh hoạt văn hóa nghệ thuật và không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Khmer. Trong đó, loại hình múa Sa dam, hát À day, ca kịch Rô băm, Dù kê..., diễn viên thường đeo mặt nạ, đội mũ mão...

A Lưới nỗ lực xóa nhà tạm

Huyện miền núi A Lưới tập trung triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia và phấn đấu thoát khỏi 74 huyện nghèo của cả nước trước năm 2025. Hiện nay, huyện đang tập trung nguồn lực đẩy mạnh công tác xóa nhà tạm, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư trên địa bàn.

Bà con Giẻ Triêng chuyển đổi từ trồng mì sang trồng cà phê, bời lời, dược liệu

Được tiếp sức từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, bà con dân tộc Giẻ Triêng bên cạnh việc vẫn duy trì trồng lúa nước, còn biết cách làm, cách trồng cây cà phê, cây ăn trái, cây dược liệu và nuôi ong dưới tán rừng.

An Giang bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, tỉnh An Giang đã thực hiện tốt các chương trình, chính sách liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), An Giang được phân bổ kinh phí cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch là 8,170 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương là 7,427 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương là 0,743 tỷ đồng.

Đề xuất giải pháp hữu hiệu để triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh HỒ THỊ LỆ HÀ trả lời phỏng vấn Báo Quảng Trị xung quanh việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

Cả 'núi' vướng mắc cần giải quyết

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 theo Quyết định 1719 ngày 14/10/2021 (Chương trình MTQG 1719) được kỳ vọng sẽ làm thay đổi đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân; tạo nền tảng cho xây dựng nông thôn mới, làm thay đổi cuộc sống người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Mặc dù việc triển khai chương trình trên địa bàn đã đạt nhiều kết quả, tuy nhiên còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần giải quyết.

Di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái: Liên kết và lan tỏa

Di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái đã được Tổ chức Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và các biểu đạt văn hóa của thực hành Then cũng trở nên 'phương thức' giúp tăng cường giao tiếp giữa các cá nhân và cộng đồng.

Đồng bào vùng cao rộn ràng đón xuân sang

Từ lâu, Tết Nguyên đán đã trở thành cái Tết chung, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó giữa 17 dân tộc anh em cùng sinh sống tại huyện vùng cao Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang. Những ngày cuối năm, ở khắp các bản làng nơi đây đều rộn ràng các hoạt động mừng Tết đến, xuân về.