TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Nâng cao kiến thức pháp luật về lao động, Công đoàn, bảo hiểm xã hội

Sáng nay (16/5), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 chuyên đề 8 với chủ đề 'Nâng cao kiến thức pháp luật về lao động, Công đoàn, bảo hiểm xã hội'.

Đây là lần thứ hai Báo Lao động Thủ đô phối hợp với LĐLĐ quận Long Biên tổ chức hoạt động ý nghĩa này nhằm giúp cán bộ Công đoàn, đoàn viên và người lao động trên địa bàn quận hiểu rõ hơn về các chế độ, chính sách liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động trong quan hệ lao động; các chế độ, chính sách mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; về Luật Công đoàn và tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động dự buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách.

Đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động dự buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách.

Tham gia buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 và trả lời các câu hỏi của đoàn viên, người lao động, bạn đọc là các chuyên gia trong các lĩnh vực pháp luật về lao động, Công đoàn và bảo hiểm xã hội, gồm: Tiến sĩ Nguyễn Huy Khoa - Phó Trưởng Khoa Luật (Trường Đại học Công đoàn); bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội; bà Vũ Minh Huyền - Phó Trưởng phòng Xây dựng chính quyền, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội.

* 8h30: Bắt đầu buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách

Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội, quận Long Biên và Báo Lao động Thủ đô dự buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách.

Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội, quận Long Biên và Báo Lao động Thủ đô dự buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách.

Dự buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách có các đồng chí: Nguyễn Huy Khánh - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội; Lương Quang Thành - Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra LĐLĐ thành phố Hà Nội; Trần Thị Thanh - Phó Trưởng ban phụ trách Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động LĐLĐ thành phố Hà Nội; Ngô Mạnh Điềm - Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Long Biên; Đinh Thị Thu Hương - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Long Biên.

Về phía Ban Tổ chức có các đồng chí: Nguyễn Trường Giang - Chủ tịch LĐLĐ quận Long Biên; Nguyễn Văn Bình - Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô; Đinh Tuấn Anh - Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô; Cao Thanh Huyền - Phó Chủ tịch LĐLĐ quận Long Biên; Đặng Thị Ánh Nguyệt - Phó Chủ tịch LĐLĐ quận Long Biên…

* 8h35: Khai mạc buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách

Phát biểu khai mạc buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách, Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô Đinh Tuấn Anh cho biết: Thực tiễn cho thấy, nhu cầu tiếp cận thông tin của cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động luôn rất cao, thường xuyên, liên tục; nhất là khi các quy định của pháp luật lao động, đặc biệt liên quan đến môi trường làm việc, vấn đề lương thưởng, phúc lợi, bảo hiểm xã hội dành cho người lao động thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung. Tại buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách hôm nay, chúng tôi mong muốn sẽ đồng hành cùng công nhân, viên chức, lao động giải đáp, cập nhật những kiến thức mới nhất về pháp luật lao động, công đoàn và bảo hiểm xã hội. Mong rằng, các anh chị em tham dự sẽ mạnh dạn, thẳng thắn nêu nhiều câu hỏi để cập nhật được những thông tin, kiến thức hữu ích nhất cho mình. Chuyên gia của chúng tôi sẵn sàng giải đáp, chia sẻ.

Phát biểu khai mạc buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách, Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô Đinh Tuấn Anh cho biết: Thực tiễn cho thấy, nhu cầu tiếp cận thông tin của cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động luôn rất cao, thường xuyên, liên tục; nhất là khi các quy định của pháp luật lao động, đặc biệt liên quan đến môi trường làm việc, vấn đề lương thưởng, phúc lợi, bảo hiểm xã hội dành cho người lao động thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung. Tại buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách hôm nay, chúng tôi mong muốn sẽ đồng hành cùng công nhân, viên chức, lao động giải đáp, cập nhật những kiến thức mới nhất về pháp luật lao động, công đoàn và bảo hiểm xã hội. Mong rằng, các anh chị em tham dự sẽ mạnh dạn, thẳng thắn nêu nhiều câu hỏi để cập nhật được những thông tin, kiến thức hữu ích nhất cho mình. Chuyên gia của chúng tôi sẵn sàng giải đáp, chia sẻ.

Ban Tổ chức tặng hoa cho các chuyên gia tại buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách.

Ban Tổ chức tặng hoa cho các chuyên gia tại buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách.

* 8h40: Hỏi đáp giữa đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động và các chuyên gia

Các chuyên gia tại buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách.

Các chuyên gia tại buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Anh (Công ty Cổ phần Đầu tư Long Biên) đặt câu hỏi: Tại các doanh nghiệp, Ban Chấp hành Công đoàn sẽ đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể. Xin chuyên gia cho biết, pháp luật có quy định nào về việc doanh nghiệp bắt buộc phải ký Thỏa ước lao động tập thể không?

Chị Nguyễn Thị Ngọc Anh (Công ty Cổ phần Đầu tư Long Biên) đặt câu hỏi: Tại các doanh nghiệp, Ban Chấp hành Công đoàn sẽ đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể. Xin chuyên gia cho biết, pháp luật có quy định nào về việc doanh nghiệp bắt buộc phải ký Thỏa ước lao động tập thể không?

Chị Nguyễn Thị Mai (Trường Trung học cơ sở Ngọc Lâm) đặt câu hỏi: Xin chuyên gia cho biết, các phụ cấp ưu đãi nghề sẽ được thực hiện như thế nào khi cải cách tiền lương?

Chị Nguyễn Thị Mai (Trường Trung học cơ sở Ngọc Lâm) đặt câu hỏi: Xin chuyên gia cho biết, các phụ cấp ưu đãi nghề sẽ được thực hiện như thế nào khi cải cách tiền lương?

Chị Khương Thị Việt Nga (Tổng công ty May 10) đặt câu hỏi: Về điều kiện hưởng chế độ thai sản, pháp luật quy định lao động nữ bình thường nếu chỉ đóng bảo hiểm xã hội 5 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh thì không được hưởng chế độ thai sản và cụ thể là không được báo giảm thai sản (mà phải báo giảm không lương). Trong khi Luật Lao động thì quy định lao động nữ sinh con được nghỉ thai sản. Chúng tôi chưa bàn tới có được hưởng chế độ thai sản hay không mà chúng tôi đang nói tới người lao động có được nghỉ thai sản hay không? Đề nghị ban hành Nghị định xử lý đối với các đơn vị sử dụng lao động mất tích, giải thể, phá sản, ngừng, dừng giao dịch, người sử dụng lao động bỏ trốn, không có khả năng thu hồi số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp để giải quyết chế độ cho người lao động.

Chị Khương Thị Việt Nga (Tổng công ty May 10) đặt câu hỏi: Về điều kiện hưởng chế độ thai sản, pháp luật quy định lao động nữ bình thường nếu chỉ đóng bảo hiểm xã hội 5 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh thì không được hưởng chế độ thai sản và cụ thể là không được báo giảm thai sản (mà phải báo giảm không lương). Trong khi Luật Lao động thì quy định lao động nữ sinh con được nghỉ thai sản. Chúng tôi chưa bàn tới có được hưởng chế độ thai sản hay không mà chúng tôi đang nói tới người lao động có được nghỉ thai sản hay không? Đề nghị ban hành Nghị định xử lý đối với các đơn vị sử dụng lao động mất tích, giải thể, phá sản, ngừng, dừng giao dịch, người sử dụng lao động bỏ trốn, không có khả năng thu hồi số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp để giải quyết chế độ cho người lao động.

Anh Trần Mạnh Tuấn (phường Đức Giang) đặt câu hỏi: Đơn vị tôi có một trường hợp sinh năm 1965, đã đóng bảo hiểm được 20 năm nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu thì doanh nghiệp cần giải quyết như thế nào? Từ 1/7/2024 cải cách tiền lương thì cách tính cụ thể ra sao? Nếu người lao động đã nghỉ hưu nhưng vẫn muốn tiếp tục làm việc thì có được bố trí làm việc tiếp không? Thủ tục, hợp đồng thế nào?.

Anh Trần Mạnh Tuấn (phường Đức Giang) đặt câu hỏi: Đơn vị tôi có một trường hợp sinh năm 1965, đã đóng bảo hiểm được 20 năm nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu thì doanh nghiệp cần giải quyết như thế nào? Từ 1/7/2024 cải cách tiền lương thì cách tính cụ thể ra sao? Nếu người lao động đã nghỉ hưu nhưng vẫn muốn tiếp tục làm việc thì có được bố trí làm việc tiếp không? Thủ tục, hợp đồng thế nào?.

Chị Nguyễn Thị Kim Dung (Công ty Cổ phần Nhựa cao cấp Hàng Không) đặt câu hỏi: Công ty bạn tôi nợ bảo hiểm xã hội của người lao động hàng chục năm nay. Người lao động đã kiến nghị nhiều nơi nhưng chưa được giải quyết. Xin chuyên gia tư vấn người lao động ở Công ty bạn tôi cần phải làm gì để đòi hỏi quyền lợi của mình?

Chị Nguyễn Thị Kim Dung (Công ty Cổ phần Nhựa cao cấp Hàng Không) đặt câu hỏi: Công ty bạn tôi nợ bảo hiểm xã hội của người lao động hàng chục năm nay. Người lao động đã kiến nghị nhiều nơi nhưng chưa được giải quyết. Xin chuyên gia tư vấn người lao động ở Công ty bạn tôi cần phải làm gì để đòi hỏi quyền lợi của mình?

Bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.

Bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.

Chị Nguyễn Thị Thuần (phường Bồ Đề) đặt câu hỏi: Xin hỏi chuyên gia cho biết khi thực hiện cải cách tiền lương thì việc tăng lương sẽ được thực hiện như thế nào, có còn tính tăng lương trước thời hạn khi đạt được khen thưởng như hiện nay không?

Chị Nguyễn Thị Thuần (phường Bồ Đề) đặt câu hỏi: Xin hỏi chuyên gia cho biết khi thực hiện cải cách tiền lương thì việc tăng lương sẽ được thực hiện như thế nào, có còn tính tăng lương trước thời hạn khi đạt được khen thưởng như hiện nay không?

Chị Hoàng Giáng Ngọc (Trường Mầm non Gia Thụy) đặt câu hỏi: Xin chuyên gia cho biết, mức phụ cấp trách nhiệm Chủ tịch công đoàn cơ sở hiện nay?

Chị Hoàng Giáng Ngọc (Trường Mầm non Gia Thụy) đặt câu hỏi: Xin chuyên gia cho biết, mức phụ cấp trách nhiệm Chủ tịch công đoàn cơ sở hiện nay?

Chị Nguyễn Thị Ánh Tuyết (Công ty TNHH Mipec) đặt câu hỏi: Người lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong những trường hợp nào? Người lao động có được hưởng bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh các bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động không?

Chị Nguyễn Thị Ánh Tuyết (Công ty TNHH Mipec) đặt câu hỏi: Người lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong những trường hợp nào? Người lao động có được hưởng bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh các bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động không?

Chị Trần Thị Phương (Công ty TNHH Hương Việt Sinh) đặt câu hỏi: Người lao động đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì đủ điều kiện hưởng lương hưu? Người đang hưởng lương hưu mà qua đời, thân nhân được hưởng chế độ nào? Theo quy định luật lao động khi phát sinh ký hợp đồng lao động trong tháng thì phải tham gia bảo hiểm xã hội luôn. Trong Luật Bảo hiểm xã hội là trong tháng đó nghỉ làm trên 16 ngày công thì không được đóng bảo hiểm xã hội. Ví dụ: Tháng 4/2024 có người lao động ký hợp đồng lao động ngày 104/2024. Tại thời điểm này sẽ báo tăng bảo hiểm xã hội nhưng đến cuối tháng 30/4/2024 (mới có đủ ngày công của người lao động) thì phát hiện ra người lao động này không đủ điều kiện để đóng bảo hiểm xã hội tháng 4/2024. Vậy trong trường hợp này phải giải quyết như thế nào? Lúc đó báo giảm bảo hiểm xã hội người lao động thì tiền thẻ bảo hiểm y tế người lao động trong tháng 4 ai là người chịu? Nếu không báo giảm bảo hiểm xã hội tháng đó của người lao động thì sai quy định bảo hiểm.

Chị Trần Thị Phương (Công ty TNHH Hương Việt Sinh) đặt câu hỏi: Người lao động đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì đủ điều kiện hưởng lương hưu? Người đang hưởng lương hưu mà qua đời, thân nhân được hưởng chế độ nào? Theo quy định luật lao động khi phát sinh ký hợp đồng lao động trong tháng thì phải tham gia bảo hiểm xã hội luôn. Trong Luật Bảo hiểm xã hội là trong tháng đó nghỉ làm trên 16 ngày công thì không được đóng bảo hiểm xã hội. Ví dụ: Tháng 4/2024 có người lao động ký hợp đồng lao động ngày 104/2024. Tại thời điểm này sẽ báo tăng bảo hiểm xã hội nhưng đến cuối tháng 30/4/2024 (mới có đủ ngày công của người lao động) thì phát hiện ra người lao động này không đủ điều kiện để đóng bảo hiểm xã hội tháng 4/2024. Vậy trong trường hợp này phải giải quyết như thế nào? Lúc đó báo giảm bảo hiểm xã hội người lao động thì tiền thẻ bảo hiểm y tế người lao động trong tháng 4 ai là người chịu? Nếu không báo giảm bảo hiểm xã hội tháng đó của người lao động thì sai quy định bảo hiểm.

Tiến sĩ Nguyễn Huy Khoa - Phó Trưởng Khoa Luật (Trường Đại học Công đoàn) trả lời câu hỏi của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.

Tiến sĩ Nguyễn Huy Khoa - Phó Trưởng Khoa Luật (Trường Đại học Công đoàn) trả lời câu hỏi của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.

Chị Vũ Thị Hương Giang (Trường Tiểu học Lê Quý Đôn) đặt câu hỏi: Trong trường học thì chế độ nghỉ phép cho giáo viên, nhân viên hợp đồng lao động có thời gian dưới 12 tháng làm việc thì cách tính như thế nào?

Chị Vũ Thị Hương Giang (Trường Tiểu học Lê Quý Đôn) đặt câu hỏi: Trong trường học thì chế độ nghỉ phép cho giáo viên, nhân viên hợp đồng lao động có thời gian dưới 12 tháng làm việc thì cách tính như thế nào?

* 9h40: Giao lưu với đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động

Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội, quận Long Biên tặng quà cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động trả lời đúng câu hỏi giao lưu.

Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội, quận Long Biên tặng quà cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động trả lời đúng câu hỏi giao lưu.

* 10h00: Đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động tiếp tục đặt câu hỏi với các chuyên gia

Bà Vũ Minh Huyền - Phó Trưởng phòng Xây dựng chính quyền, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.

Bà Vũ Minh Huyền - Phó Trưởng phòng Xây dựng chính quyền, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.

Anh Vũ Hoàng Hồng (Trung tâm Quản lý buồng không lưu, Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam) đặt câu hỏi: Có nhiều doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội lên tới hàng trăm tháng. Khi người lao động bị nợ bảo hiểm xã hội, các chế độ của người lao động sẽ bị ảnh hưởng. Vậy vai trò của Công đoàn và Cơ quan Bảo hiểm xã hội trong trường hợp này như thế nào? Tiền lương là căn cứ để đóng bảo hiểm xã hội, nghĩa là đóng bảo hiểm xã hội bằng tiền. Vậy khi thanh toán các chế độ hưu trí mà tính theo hệ số trượt giá CPI có đúng không, kiến nghị sử dụng tính bằng công thức dòng tiền tương lai? Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng không thất nghiệp và làm tới khi về hưu thì có được hưởng tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp không? Có nên thay đổi quy định tính tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ để tránh bất bình đẳng nam nữ không? Có nên rút ngắn thời gian đóng bảo hiểm xã hội không vì hiện nay thời gian đóng bảo hiểm xã hội đang quá dài so với tuổi thọ trung bình của người Việt Nam.

Anh Vũ Hoàng Hồng (Trung tâm Quản lý buồng không lưu, Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam) đặt câu hỏi: Có nhiều doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội lên tới hàng trăm tháng. Khi người lao động bị nợ bảo hiểm xã hội, các chế độ của người lao động sẽ bị ảnh hưởng. Vậy vai trò của Công đoàn và Cơ quan Bảo hiểm xã hội trong trường hợp này như thế nào? Tiền lương là căn cứ để đóng bảo hiểm xã hội, nghĩa là đóng bảo hiểm xã hội bằng tiền. Vậy khi thanh toán các chế độ hưu trí mà tính theo hệ số trượt giá CPI có đúng không, kiến nghị sử dụng tính bằng công thức dòng tiền tương lai? Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng không thất nghiệp và làm tới khi về hưu thì có được hưởng tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp không? Có nên thay đổi quy định tính tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ để tránh bất bình đẳng nam nữ không? Có nên rút ngắn thời gian đóng bảo hiểm xã hội không vì hiện nay thời gian đóng bảo hiểm xã hội đang quá dài so với tuổi thọ trung bình của người Việt Nam.

Chị Phạm Thị Miên (Trường Mầm non Hoa Sữa) đặt câu hỏi: Đối với lao động nam đạt điều kiện nghỉ hưu nhưng chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì giải quyết chế độ hưu trí như thế nào? Nữ giáo viên chưa đủ tuổi nghỉ hưu, chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì có được nghỉ hưu chờ không, phương án giải quyết như thế nào? Giáo viên mầm non đang được xét và thi thăng hạng, nhưng một số tiêu chí nhiều giáo viên khó đáp ứng (Ban giám khảo Hội thi, thành viên Ban kiểm tra...), mong các chuyên gia kiến nghị xem xét về tiêu chí.

Chị Phạm Thị Miên (Trường Mầm non Hoa Sữa) đặt câu hỏi: Đối với lao động nam đạt điều kiện nghỉ hưu nhưng chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì giải quyết chế độ hưu trí như thế nào? Nữ giáo viên chưa đủ tuổi nghỉ hưu, chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì có được nghỉ hưu chờ không, phương án giải quyết như thế nào? Giáo viên mầm non đang được xét và thi thăng hạng, nhưng một số tiêu chí nhiều giáo viên khó đáp ứng (Ban giám khảo Hội thi, thành viên Ban kiểm tra...), mong các chuyên gia kiến nghị xem xét về tiêu chí.

* 10h45: Bế mạc buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách

Phát biểu bế mạc buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách, Chủ tịch LĐLĐ quận Long Biên Nguyễn Trường Giang khẳng định: Sau hơn 2 tiếng diễn ra chương trình, đã có rất nhiều câu hỏi sôi nổi của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động liên quan đến chính sách về pháp luật lao động, công đoàn, bảo hiểm xã hội được các chuyên gia phân tích, giải đáp cụ thể. Đây là điều rất quý để đoàn viên, công chức, viên chức, lao động ứng dụng vào trong đời sống, trong đặc thù công việc…

Phát biểu bế mạc buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách, Chủ tịch LĐLĐ quận Long Biên Nguyễn Trường Giang khẳng định: Sau hơn 2 tiếng diễn ra chương trình, đã có rất nhiều câu hỏi sôi nổi của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động liên quan đến chính sách về pháp luật lao động, công đoàn, bảo hiểm xã hội được các chuyên gia phân tích, giải đáp cụ thể. Đây là điều rất quý để đoàn viên, công chức, viên chức, lao động ứng dụng vào trong đời sống, trong đặc thù công việc…

Nhóm P.V

Nguồn LĐTĐ: https://laodongthudo.vn/truc-tuyen-hinh-anh-nang-cao-kien-thuc-phap-luat-ve-lao-dong-cong-doan-bao-hiem-xa-hoi-170707.html