Thăm di tích lưu dấu tuổi thơ của Bác Hồ ở Hà Tĩnh

Di tích Đền Cả Tổng Du Đồng, xã Đức Đồng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) là nơi Bác Hồ thời niên thiếu đã theo thân sinh của mình là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đến đây dạy học.

 Theo các tư liệu lịch sử, đền Cả Tổng Du Đồng (đền Hàng Tổng) thuộc thôn Vĩnh Thành, xã Đức Đồng (Đức Thọ) được xây dựng vào cuối đời nhà Lê (khoảng đầu thế kỷ XVI). Đền thờ Hương cống Bùi Thúc Ngật, người được phong là Thành hoàng làng. Ông có công tổ chức khai phá, chiêu dân, lập nên xóm làng của Tổng Du Đồng, phát triển nghề làm ruộng và nuôi tằm, mở trường dạy học cho dân chúng cả vùng phía Tây huyện Đức Thọ ngày nay. Ảnh: Toàn cảnh đền Cả Tổng Du Đồng nhìn từ trên cao.

Theo các tư liệu lịch sử, đền Cả Tổng Du Đồng (đền Hàng Tổng) thuộc thôn Vĩnh Thành, xã Đức Đồng (Đức Thọ) được xây dựng vào cuối đời nhà Lê (khoảng đầu thế kỷ XVI). Đền thờ Hương cống Bùi Thúc Ngật, người được phong là Thành hoàng làng. Ông có công tổ chức khai phá, chiêu dân, lập nên xóm làng của Tổng Du Đồng, phát triển nghề làm ruộng và nuôi tằm, mở trường dạy học cho dân chúng cả vùng phía Tây huyện Đức Thọ ngày nay. Ảnh: Toàn cảnh đền Cả Tổng Du Đồng nhìn từ trên cao.

 Đến đời Cảnh Hưng (1740 - 1786), đền được vua Lê Hiển Tông phong sắc “Lương Uy Phụ quốc Trí dũng Hùng lược Hiền lương Dực bảo Trung hưng Thượng đẳng thần”. Các đời vua nhà Nguyễn về sau cũng đều có sắc phong cho đền Cả Tổng Du Đồng. Ảnh: 2 cột nanh trước cổng vào đền Cả Tổng Du Đồng.

Đến đời Cảnh Hưng (1740 - 1786), đền được vua Lê Hiển Tông phong sắc “Lương Uy Phụ quốc Trí dũng Hùng lược Hiền lương Dực bảo Trung hưng Thượng đẳng thần”. Các đời vua nhà Nguyễn về sau cũng đều có sắc phong cho đền Cả Tổng Du Đồng. Ảnh: 2 cột nanh trước cổng vào đền Cả Tổng Du Đồng.

 Kiến trúc đền bố cục kiểu chữ tam, gồm có cột nanh, tam quan, hạ điện, trung điện và thượng điện… Trong đó, tam quan có nhiều điểm khá đặc biệt, như một bình phong ngăn cách cổng, sân đền với các hạng mục khác. Trong ảnh: Mặt trước nhà tam quan đền Cả Tổng Du Đồng.

Kiến trúc đền bố cục kiểu chữ tam, gồm có cột nanh, tam quan, hạ điện, trung điện và thượng điện… Trong đó, tam quan có nhiều điểm khá đặc biệt, như một bình phong ngăn cách cổng, sân đền với các hạng mục khác. Trong ảnh: Mặt trước nhà tam quan đền Cả Tổng Du Đồng.

 Tam quan gồm một gian hai vì, làm bằng gỗ lim và mít, trên nóc có hình long chầu nguyệt; toàn bộ các đường xa, kẻ khâu đấm, rường vọng đều được chạm lộng các hình dân gian như cảnh trí sinh hoạt, tứ quí, cá chép vượt vũ môn, rùa đội cuốn thư, tre trúc...

Tam quan gồm một gian hai vì, làm bằng gỗ lim và mít, trên nóc có hình long chầu nguyệt; toàn bộ các đường xa, kẻ khâu đấm, rường vọng đều được chạm lộng các hình dân gian như cảnh trí sinh hoạt, tứ quí, cá chép vượt vũ môn, rùa đội cuốn thư, tre trúc...

 Những tác phẩm điêu khắc, chạm, lộng tỉ mỉ và tinh xảo giúp tam quan đền Cả Tổng Du Đồng được đánh giá là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật bậc nhất Hà Tĩnh thời phong kiến còn lưu lại đến nay.

Những tác phẩm điêu khắc, chạm, lộng tỉ mỉ và tinh xảo giúp tam quan đền Cả Tổng Du Đồng được đánh giá là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật bậc nhất Hà Tĩnh thời phong kiến còn lưu lại đến nay.

 Nhà hạ điện, trung điện và thượng điện gồm ba gian đều làm bằng gỗ lim, mít, lợp ngói mũi hài. Các đầu kẻ, xà và khâu đầu chạm trổ họa tiết trang trí hoa lá cách điệu, đường nét sắc sảo, mềm mại. Trong ảnh: Nhà hạ điện.

Nhà hạ điện, trung điện và thượng điện gồm ba gian đều làm bằng gỗ lim, mít, lợp ngói mũi hài. Các đầu kẻ, xà và khâu đầu chạm trổ họa tiết trang trí hoa lá cách điệu, đường nét sắc sảo, mềm mại. Trong ảnh: Nhà hạ điện.

 Bên trong trung điện đền Cả Tổng Du Đồng.

Bên trong trung điện đền Cả Tổng Du Đồng.

 Thượng điện bố trí 3 bàn thờ, gian giữa đặt bài vị và các đồ tế khí thờ Hương cống Bùi Thúc Ngật, hai bên là bàn thờ thổ địa cùng các chư vị bách thần đã có công phù hộ làng, tổng. Ảnh: Gian thờ chính trong thượng điện đền Cả Tổng Du Đồng.

Thượng điện bố trí 3 bàn thờ, gian giữa đặt bài vị và các đồ tế khí thờ Hương cống Bùi Thúc Ngật, hai bên là bàn thờ thổ địa cùng các chư vị bách thần đã có công phù hộ làng, tổng. Ảnh: Gian thờ chính trong thượng điện đền Cả Tổng Du Đồng.

 Cùng với các công trình chính, đền Cả Tổng Du Đồng còn có nhiều hạng mục phụ trợ khác như: tường bao bằng vôi vữa, lối đi hai bên đền..., tạo nên một quần thể di tích cổ kính xanh mát.

Cùng với các công trình chính, đền Cả Tổng Du Đồng còn có nhiều hạng mục phụ trợ khác như: tường bao bằng vôi vữa, lối đi hai bên đền..., tạo nên một quần thể di tích cổ kính xanh mát.

 Cùng với quần thể kiến trúc nghệ thuật độc đáo, đền Cả Tổng Du Đồng là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử nổi bật của Nhân dân địa phương. Đây là địa điểm tuyển mộ quân sĩ và nơi tiếp nhận lương thực của nghĩa quân Phan Đình Phùng vào những năm 1887 - 1888; năm 1930, đền là nơi thành lập Tổng ủy Du Đồng của Đảng Cộng sản Đông Dương; vào ngày 21/8/1945, đây là nơi treo cờ đỏ sao vàng kêu gọi Nhân dân vùng lên đấu tranh trong cao trào Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của huyện Đức Thọ.

Cùng với quần thể kiến trúc nghệ thuật độc đáo, đền Cả Tổng Du Đồng là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử nổi bật của Nhân dân địa phương. Đây là địa điểm tuyển mộ quân sĩ và nơi tiếp nhận lương thực của nghĩa quân Phan Đình Phùng vào những năm 1887 - 1888; năm 1930, đền là nơi thành lập Tổng ủy Du Đồng của Đảng Cộng sản Đông Dương; vào ngày 21/8/1945, đây là nơi treo cờ đỏ sao vàng kêu gọi Nhân dân vùng lên đấu tranh trong cao trào Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của huyện Đức Thọ.

 Theo các tư liệu lịch sử và chuyện kể từ các cao niên ở thôn Vĩnh Thành (Đức Đồng) qua các đời truyền lại, năm 1903-1904, trước khi vào Huế, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã dẫn theo con trai là Nguyễn Sinh Cung (tức Bác Hồ) đến đây dạy học. Thời gian này, tại đây, Bác Hồ nhiều lần đến tham quan và tham dự các buổi đàm đạo giữa cụ Nguyễn Sinh Sắc với các bô lão, trí thức trong vùng. Trong ảnh: Giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Đức Đồng tham quan tại đền Cả Tổng Du Đồng.

Theo các tư liệu lịch sử và chuyện kể từ các cao niên ở thôn Vĩnh Thành (Đức Đồng) qua các đời truyền lại, năm 1903-1904, trước khi vào Huế, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã dẫn theo con trai là Nguyễn Sinh Cung (tức Bác Hồ) đến đây dạy học. Thời gian này, tại đây, Bác Hồ nhiều lần đến tham quan và tham dự các buổi đàm đạo giữa cụ Nguyễn Sinh Sắc với các bô lão, trí thức trong vùng. Trong ảnh: Giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Đức Đồng tham quan tại đền Cả Tổng Du Đồng.

 Với nhiều giá trị về lịch sử văn hóa, đền Cả Tổng Du Đồng đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1992.

Với nhiều giá trị về lịch sử văn hóa, đền Cả Tổng Du Đồng đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1992.

 Phát huy các giá trị văn hóa lịch sử, thời gian qua đền Cả Tổng Du Đồng đã trở thành địa chỉ đỏ được các trường học trên địa bàn chọn làm điểm đến tham quan, giáo dục truyền thống quê hương. Trong ảnh: Giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Đức Đồng nghe ông Bùi Ngọc Lan - Thành viên Ban quản lý di tích kể chuyện lịch sử ngôi đền.

Phát huy các giá trị văn hóa lịch sử, thời gian qua đền Cả Tổng Du Đồng đã trở thành địa chỉ đỏ được các trường học trên địa bàn chọn làm điểm đến tham quan, giáo dục truyền thống quê hương. Trong ảnh: Giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Đức Đồng nghe ông Bùi Ngọc Lan - Thành viên Ban quản lý di tích kể chuyện lịch sử ngôi đền.

Video: Toàn cảnh đền Cả Tổng Du Đồng.

Trong 5 năm qua, cùng với ngân sách Nhà nước, xã đã vận động con em xa quê và các mạnh thường quân đóng góp trên 2 tỷ đồng để trùng tu, tôn tạo di tích đền Cả Tổng Du Đồng. Nhằm phát huy giá trị di tích, thời gian tới, bên cạnh công tác bảo tồn, chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền để lan tỏa hơn nữa những giá trị của di tích đến người dân địa phương cũng như khắp mọi miền.

Ông Trần Tình - Chủ tịch UBND xã Đức Đồng

Thiên Vỹ - Sỹ Hoàng

Nguồn Hà Tĩnh: https://baohatinh.vn/tham-di-tich-luu-dau-tuoi-tho-cua-bac-ho-o-ha-tinh-post266546.html