Tạo môi trường pháp lý để phát triển đội ngũ nhà giáo

Chiều 17/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tọa đàm với các cơ quan báo chí về dự thảo Luật Nhà giáo. Dự thảo gồm 5 chính sách cơ bản, nhằm kiến tạo môi trường pháp lý thuận lợi để phát triển đội ngũ nhà giáo; tạo điều kiện để nhà giáo yên tâm công tác và trách nhiệm với nghề.

Nội dung nhận được sự quan tâm tại dự thảo Luật Nhà giáo là vấn đề tiền lương. Theo đó, nhà giáo được xếp lương cao nhất trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp. Tiền lương mới theo đề xuất không thấp hơn tiền lương cũ, trong trường hợp thấp hơn, nhà giáo được bảo lưu mức cũ. Bên cạnh đó, dự thảo còn đề xuất các chế tài bảo đảm bình đẳng về tiền lương và chính sách theo lương giữa nhà giáo công lập và ngoài công lập.

Đã có gần 550.000 nhà giáo được lấy ý kiến phục vụ phân tích, hoàn thiện chính sách trong dự thảo Luật Nhà giáo

Đã có gần 550.000 nhà giáo được lấy ý kiến phục vụ phân tích, hoàn thiện chính sách trong dự thảo Luật Nhà giáo

Quy định Chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo được nêu trong dự thảo cũng thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội. Đây là văn bản xác nhận tư cách nhà giáo do cơ quan có thẩm quyền cấp cho người đạt tiêu chuẩn chức danh nhà giáo theo quy định.

Để không gây xáo trộn khi áp dụng, dự thảo đã tính toán phương án thuận lợi cho 1,6 triệu nhà giáo được tuyển dụng vào ngành trước khi Luật có hiệu lực, sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề mà không cần sát hạch. Được biết, đã có gần 550.000 nhà giáo được lấy ý kiến phục vụ phân tích, hoàn thiện chính sách trong dự thảo Luật Nhà giáo.

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/tao-moi-truong-phap-ly-de-phat-trien-doi-ngu-nha-giao-238476.htm