Tân Thuận: Được mùa muối nhờ nắng nóng

Nắng nóng kéo dài nhiều tháng nay thuận lợi cho nghề sản xuất muối ở Thanh Phong, thôn ven biển xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam. Nhờ vậy, diêm dân ở đây có thêm thu nhập khá từ nghề truyền thống này.

Muối sạch trải bạt bán tại chân ruộng

Buổi chiều đầu tháng 5 này, nắng nóng, oi bức như bủa vây khắp nơi, nhưng trên cánh đồng sản xuất muối thôn Thanh Phong (xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam) nhiều người vẫn hối hả cào muối chất thành đống, đưa muối vào bao, tập kết ở chân ruộng lót bạt chờ tiêu thụ. Ven con đường đỏ cấp phối sát chân ruộng, chúng tôi tình cờ nhìn thấy vài nam thanh niên nhanh chóng khuân từng bao muối đưa lên chiếc xe tải biển số tỉnh Ninh Thuận đậu sẵn ở đó. Anh Võ Tá Thành, nước da ngăm đen, khuôn mặt lấm tấm mồ hôi, cũng tươi cười trả lời nhanh khi chúng tôi hỏi thăm. Anh Thành bảo rằng, mùa này cả nhà đã đưa hết số diện tích 1,5 ha vào sản xuất muối; thu hoạch hơn 180 tấn/ha; giá bán tại chân ruộng 1.100 đồng/kg; trừ chi phí cho thu nhập khá. Nhờ nắng nóng kéo dài thuận tiện cho nghề muối đó.

Dần phục hồi nghề muối

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, do những năm về trước, giá muối thấp, cuộc sống diêm dân, xã viên hợp tác xã khó khăn, nên khá nhiều diện tích bị bỏ hoang, xuống cấp nặng nề; trong khi người dân cũng chưa có vốn đầu tư nuôi trồng thủy sản. “Từ năm 2019 đến nay, thôn Thanh Phong đưa vào sản xuất 48 ha, chiếm hơn một nửa diện tích đất làm muối toàn thôn (92 ha). Ngay cả HTX Muối Thanh Phong chỉ sản xuất khoảng 22 ha, còn lại 26 ha người dân tự làm. Các thành viên HTX Muối Thanh Phong cũng chia thành 5 tổ (hoặc nhóm) để sản xuất, giảm một số khâu trung gian, tăng lợi nhuận. Các tổ này đầu tư vốn cải tạo ruộng muối, bờ bao, nạo vét kênh mương dẫn nước biển vào mùa vụ sản xuất muối trải bạt. Cùng với đó, UBND xã Tân Thuận đã phối hợp các đoàn thể địa phương như nông dân, phụ nữ tìm nguồn vốn vay ngân hàng hỗ trợ những diêm dân khác trong thôn đầu tư nâng cấp đồng muối, giảm chi phí vận chuyển, tăng thu nhập vào mùa vụ sản xuất muối sạch trải bạt. Xã cũng xúc tiến mời gọi các cơ sở chế biến muối trong, ngoài tỉnh hỗ trợ diêm dân sản xuất muối sạch theo chuỗi, gắn tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị hạt muối, tăng thu nhập cho diêm dân ổn định cuộc sống, phát triển nghề truyền thống ở địa phương có gần 3 km bờ biển”, Thôn trưởng thôn Thanh Phong cho biết thêm.

Trao đổi thêm về vụ muối đang “ăn nên làm ra” ở đây, anh Võ Văn Thoáng, Thôn trưởng thôn Thanh Phong vui vẻ nói: “Năm nay, nắng nóng kéo dài, gió mạnh làm tăng độ mặn, thời gian kết tinh muối nhanh; khoảng 7- 8 ngày thu 1 đợt muối, 1 tháng thu 4 đợt. Đến đầu tháng 5 này, diêm dân trong thôn thu hoạch muối ước đạt sản lượng trên 8.000 tấn/48 ha đưa vào sản xuất, bình quân năng suất đạt cao gần 140 tấn/ha; cao hơn khoảng 20 tấn/ha so cùng kỳ năm trước. Với giá thương lái thu mua muối của diêm dân tại ruộng 1.100 đồng/kg. Tính chung 48 ha sản xuất của hợp tác xã và người dân làm muối thôn Thanh Phong đã cho số thu hơn 7,2 tỷ đồng. Trừ chi phí, bình quân 1 ha sản xuất muối cho lãi hơn 120 triệu đồng; diêm dân ở Thanh Phong đang có thu nhập ổn định, tạo việc làm cho hơn 200 lao động ở địa phương trong mùa vụ những tháng đầu năm”. Mô hình sản xuất muối sạch trải bạt đang có giá trên thị trường ở Thanh Phong đều được các cơ sở, doanh nghiệp ở Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu đến thu mua tại chỗ. Còn vào thời gian cuối năm, người dân trong thôn Thanh Phong cải tạo ruộng để đầu tư nuôi tôm, kiếm thêm nguồn thu.

Nghề làm muối ở Thanh Phong

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, do những năm về trước, giá muối thấp, cuộc sống diêm dân, xã viên hợp tác xã khó khăn, nên khá nhiều diện tích bị bỏ hoang, xuống cấp nặng nề; trong khi người dân cũng chưa có vốn đầu tư nuôi trồng thủy sản. “Từ năm 2019 đến nay, thôn Thanh Phong đưa vào sản xuất 48 ha, chiếm hơn một nửa diện tích đất làm muối toàn thôn (92 ha). Ngay cả HTX Muối Thanh Phong chỉ sản xuất khoảng 22 ha, còn lại 26 ha người dân tự làm. Các thành viên HTX Muối Thanh Phong cũng chia thành 5 tổ (hoặc nhóm) để sản xuất, giảm một số khâu trung gian, tăng lợi nhuận. Các tổ này đầu tư vốn cải tạo ruộng muối, bờ bao, nạo vét kênh mương dẫn nước biển vào mùa vụ sản xuất muối trải bạt. Cùng với đó, UBND xã Tân Thuận đã phối hợp các đoàn thể địa phương như nông dân, phụ nữ tìm nguồn vốn vay ngân hàng hỗ trợ những diêm dân khác trong thôn đầu tư nâng cấp đồng muối, giảm chi phí vận chuyển, tăng thu nhập vào mùa vụ sản xuất muối sạch trải bạt. Xã cũng xúc tiến mời gọi các cơ sở chế biến muối trong, ngoài tỉnh hỗ trợ diêm dân sản xuất muối sạch theo chuỗi, gắn tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị hạt muối, tăng thu nhập cho diêm dân ổn định cuộc sống, phát triển nghề truyền thống ở địa phương có gần 3 km bờ biển”, Thôn trưởng thôn Thanh Phong cho biết thêm.

Nguồn Bình Thuận: https://baobinhthuan.com.vn/tan-thuan-duoc-mua-muoi-nho-nang-nong-118740.html