Tắc đường cũng liên quan đến phát triển bền vững

Việc hiện thực hóa những ước mơ cần hướng tới tính nhân văn thay vì chỉ mang tính lợi nhuận.

Nhằm tiếp tục đem đến những thông tin, kiến thức hữu ích và góc nhìn mới mẻ về Đổi mới Sáng tạo gắn liền với Phát triển bền vững đến với giới trẻ, trung tâm Sáng tạo và ươm tạo FTU kết hợp với Trường Đại học Uppsala, Thụy Điển tổ chức buổi tọa đàm “Đổi mới Sáng tạo và Phát triển bền vững”.

Mục đích của chương trình nhằm mang lại cho thêm nhiều bạn trẻ cơ hội học hỏi và cập nhật nhật những kiến thức bổ ích về lĩnh vực Kinh tế tuần hoàn - Đổi mới Sáng tạo - Phát triển bền vững.

Các quốc gia cùng cam kết phát triển bền vững

Diễn giả Nguyễn Tuấn Lương, Trưởng phòng Thí nghiệm Đổi mới sáng tạo – Acclerator Lab, UNDP Việt Nam đã đưa ra khái niệm về phát triển bền vững.

Theo đó, Sự phát triển bền vững có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Liên hợp quốc cũng đã đưa ra 17 mục tiêu phát triển bền vững như xóa nghèo, không còn nạn đói, sức khỏe và có cuộc sống tốt, giáo dục chất lượng, bình đẳng giới,… Đây được coi là cam kết của các quốc gia để phát triển toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Việc phát triển bền vững không phải là câu chuyện vĩ mô, mà ngay cả hiện tượng hằng ngày như tắc đường, cũng liên quan đến phát triển bền vững. Và đây không phải vấn đề vô hình, đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến từng con người.

Cần quan tâm đến phát triển bền vững

Cần quan tâm đến phát triển bền vững

Giới trẻ đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững

Giới trẻ là nguồn lực của sự phát triển luôn mang trong mình sự đổi mới sáng tạo nhưng hiện thực hóa các ý tưởng thì không hề dễ dàng.

Đối với Việt Nam, ông Nguyễn Tuấn Lương nhận thấy lợi thế của giới trẻ của Việt Nam có tố chất nhanh nhẹn và thông minh, ham học hỏi.

Mặt hạn chế, ở môi trường Việt Nam khi các bạn trẻ thực hiện ý tưởng của mình thì gặp nhiều khó khăn và có nhiều rủi ro hơn so với ở các nước trên thế giới. Mặt thể chế hiện nay chưa hỗ trợ tối đa cho người làm sáng tạo.

Việc này, không thể thay đổi ngay mà nó cần một quá trình để thay đổi.

Ông Mathias Blob, Giám đốc đầu tư Karolina Ventures & Karolina Invent, Thụy Điển cũng chia sẻ những khó khăn của giới trẻ Thủy Điển khi đưa ra những mô hình để phát triển bền vững.

“Khó khăn của giới trẻ Thụy Điển là chúng tôi có hệ thống an sinh xã hội quá tốt và làm cho giới trẻ không có động lực để hành động. Thụy Điển vẫn có sự bất bình đẳng, khi vùng sâu vùng xa không được tiếp cận các nguồn lực giống như các vùng khác.

Bên cạnh đó giới trẻ Thụy Điển hơi thiếu kiên nhẫn và không đủ kiên trì để tiếp tục theo đuổi đam mê, dẫn đến thành công trong tương lai”.

Các diễn giả cũng đưa ra lời khuyên cho các bạn trẻ làm sao để biến tư duy thành hành động.

Ông Nguyễn Tuấn Lương đưa ra lời khuyên cho các bạn trẻ làm sao để biến tư duy thành hành động: “Nếu chúng ta sáng tạo chỉ để sáng tạo thì đôi khi sẽ tạo ra những hệ lụy tiêu cực trong xã hội. Chúng ta cần đổi mới sáng tạo nhưng vẫn hướng tới tính nhân văn, vì con người, phát triển bền vững, không phải vì lợi nhuận”.

Nguyễn Hoa Trà

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/tac-duong-cung-lien-quan-den-phat-trien-ben-vung-a533455.html