Sự thật rùng rợn thảm họa khinh khí cầu tồi tệ nhất lịch sử

Được xem là 'Titanic trên không', khinh khí cầu Hindenburg chở khách xa hoa của Đức bị cháy rụi hoàn toàn trong chuyến chở khách năm 1937. 35 người thiệt mạng trong tổng số 97 người có mặt trên Hindenburg khi đó.

 Khinh khí cầu Hindenburg từng là niềm tự hào của Đức. Đây là khinh khí cầu thương mại lớn nhất, tân tiến nhất thời đó. Với chiều dài 245m, đường kính 41,2 m, khinh khí cầu Hindenburg có kích thước lớn gấp hơn 3 lần máy bay Boeing 747 và có thể đạt vận tốc tối đa 135 km/h.

Khinh khí cầu Hindenburg từng là niềm tự hào của Đức. Đây là khinh khí cầu thương mại lớn nhất, tân tiến nhất thời đó. Với chiều dài 245m, đường kính 41,2 m, khinh khí cầu Hindenburg có kích thước lớn gấp hơn 3 lần máy bay Boeing 747 và có thể đạt vận tốc tối đa 135 km/h.

Cất cánh lần đầu vào tháng 3/1936, khinh khí cầu Hindenburg có sức chứa 72 người. Bên trong phương tiện được mệnh danh "Titanic trên không" bao gồm: phòng ăn, phòng nghỉ, phòng viết, quầy bar, phòng hút thuốc, lối đi dạo với cửa sổ mở được trong khi bay.

Cất cánh lần đầu vào tháng 3/1936, khinh khí cầu Hindenburg có sức chứa 72 người. Bên trong phương tiện được mệnh danh "Titanic trên không" bao gồm: phòng ăn, phòng nghỉ, phòng viết, quầy bar, phòng hút thuốc, lối đi dạo với cửa sổ mở được trong khi bay.

Từ khi đi vào hoạt động cho đến khi gặp thảm kịch kinh hoàng năm 1937, khinh khí cầu Hindenburg thực hiện tổng cộng 63 chuyến bay, chủ yếu từ Đức đến Bắc Mỹ và Nam Mỹ.

Từ khi đi vào hoạt động cho đến khi gặp thảm kịch kinh hoàng năm 1937, khinh khí cầu Hindenburg thực hiện tổng cộng 63 chuyến bay, chủ yếu từ Đức đến Bắc Mỹ và Nam Mỹ.

Vào ngày 3/5/1937, khinh khí cầu Hindenburg khởi hành từ Frankfurt, Đức tới Lakehurst, bang New Jersey, Mỹ. Chuyến bay khá suôn sẻ mặc dù gió lớn ngược chiều khiến thời gian hạ cánh của Hindenburg chậm hơn dự kiến 12 tiếng.

Vào ngày 3/5/1937, khinh khí cầu Hindenburg khởi hành từ Frankfurt, Đức tới Lakehurst, bang New Jersey, Mỹ. Chuyến bay khá suôn sẻ mặc dù gió lớn ngược chiều khiến thời gian hạ cánh của Hindenburg chậm hơn dự kiến 12 tiếng.

Khoảng 7h sáng ngày 6/5/1937, khinh khí cầu Hindenburg tới trạm bay ở Lakehurst và bắt đầu quá trình hạ cánh ở độ cao khoảng 200m.

Khoảng 7h sáng ngày 6/5/1937, khinh khí cầu Hindenburg tới trạm bay ở Lakehurst và bắt đầu quá trình hạ cánh ở độ cao khoảng 200m.

Khi còn cách mặt đất khoảng 60m, khinh khí cầu Hindenburg đột ngột bốc cháy dữ dội ở phần đuôi. Sau đó, lửa nhanh chóng lan rộng khiến Hindenburg mất cân bằng, đâm xuống đất rồi cháy rụi hoàn toàn chỉ trong chưa đến 1 phút.

Khi còn cách mặt đất khoảng 60m, khinh khí cầu Hindenburg đột ngột bốc cháy dữ dội ở phần đuôi. Sau đó, lửa nhanh chóng lan rộng khiến Hindenburg mất cân bằng, đâm xuống đất rồi cháy rụi hoàn toàn chỉ trong chưa đến 1 phút.

Do thảm kịch xảy ra quá nhanh nên một số người trên khinh khí cầu Hindenburg đã liều mình nhảy từ độ cao hơn 10m xuống đất để có cơ hội sống sót bất chấp có thể bị thương.

Do thảm kịch xảy ra quá nhanh nên một số người trên khinh khí cầu Hindenburg đã liều mình nhảy từ độ cao hơn 10m xuống đất để có cơ hội sống sót bất chấp có thể bị thương.

Dù vậy, thảm họa tồi tệ này đã cướp đi sinh mạng của 35 người trong tổng số 97 người có mặt trên khinh khí cầu (gồm 36 hành khách và 61 thành viên phi hành đoàn).

Dù vậy, thảm họa tồi tệ này đã cướp đi sinh mạng của 35 người trong tổng số 97 người có mặt trên khinh khí cầu (gồm 36 hành khách và 61 thành viên phi hành đoàn).

Một người dân đứng trên mặt đất cũng tử nạn khi khinh khí cầu Hindenburg lao xuống.

Một người dân đứng trên mặt đất cũng tử nạn khi khinh khí cầu Hindenburg lao xuống.

Hindenburg gặp sự cố kinh hoàng được cho là do nó đã bay vào một đám mây tích điện, dẫn đến xảy ra vụ cháy tồi tệ nhất lịch sử ngành khinh khí cầu thương mại. Thảm kịch này đã đặt dấu chấm hết cho thời đại khinh khí cầu.

Hindenburg gặp sự cố kinh hoàng được cho là do nó đã bay vào một đám mây tích điện, dẫn đến xảy ra vụ cháy tồi tệ nhất lịch sử ngành khinh khí cầu thương mại. Thảm kịch này đã đặt dấu chấm hết cho thời đại khinh khí cầu.

Mời độc giả xem video: Thảm kịch cơ phó tự sát lao máy bay vào núi, 150 người thiệt mạng.

Tâm Anh (theo Grunge)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/su-that-rung-ron-tham-hoa-khinh-khi-cau-toi-te-nhat-lich-su-1990224.html