Soi hóa thạch khổng lồ đẹp như tác phẩm nghệ thuật ở Hà Nội

Từng vùng vẫy giữa đại dương thời kỳ loài khủng long còn hưng thịnh, mẫu vật này có đường kính khoảng 60 cm, màu nâu vàng, được đánh bóng làm nổi rõ những đường vân kỳ ảo...

Tại triển lãm "Lịch sử hình thành Trái Đất thông qua bộ sưu tập hiện vật hóa thạch" tổ chức tại Bảo tàng Hà Nội, có một hiện vật gây chú ý đặc biệt. Đó là hóa thạch cúc đá khổng lồ thuộc chi Lytoceras, sống tại kỷ Jura, 174-164 triệu năm trước, tìm thấy tại Madagascar.

Tại triển lãm "Lịch sử hình thành Trái Đất thông qua bộ sưu tập hiện vật hóa thạch" tổ chức tại Bảo tàng Hà Nội, có một hiện vật gây chú ý đặc biệt. Đó là hóa thạch cúc đá khổng lồ thuộc chi Lytoceras, sống tại kỷ Jura, 174-164 triệu năm trước, tìm thấy tại Madagascar.

Thuộc sở hữu của Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội, mẫu vật có đường kính khoảng 60 cm, màu nâu vàng, được đánh bóng làm nổi rõ những đường vân kỳ ảo.

Thuộc sở hữu của Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội, mẫu vật có đường kính khoảng 60 cm, màu nâu vàng, được đánh bóng làm nổi rõ những đường vân kỳ ảo.

Theo tư liệu của ngành cổ sinh học, Lytoceras là một chi cúc đá tồn tại trong hầu hết kỷ Jura và kỷ Phấn trắng, giai đoạn hoàng kim của các loài khủng long, và là chi điển hình của họ cúc đá Lytoceratidae.

Theo tư liệu của ngành cổ sinh học, Lytoceras là một chi cúc đá tồn tại trong hầu hết kỷ Jura và kỷ Phấn trắng, giai đoạn hoàng kim của các loài khủng long, và là chi điển hình của họ cúc đá Lytoceratidae.

Vỏ của cúc đá Lytoceras có tiết diện tròn hoặc tứ giác, được bao phủ bởi các đường tăng trưởng nhăn nheo hoặc các đường gân và có thể có các nếp gấp nhẹ ở các khuôn bên trong.

Vỏ của cúc đá Lytoceras có tiết diện tròn hoặc tứ giác, được bao phủ bởi các đường tăng trưởng nhăn nheo hoặc các đường gân và có thể có các nếp gấp nhẹ ở các khuôn bên trong.

Cúc đá (ammonite) là tên gọi chung của nhóm động vật biển không xương sống xuất hiện trong kỷ Devon (khoảng 420 triệu năm trước) và tuyệt chủng cuối kỷ Creta (khoảng 66 triệu năm trước).

Cúc đá (ammonite) là tên gọi chung của nhóm động vật biển không xương sống xuất hiện trong kỷ Devon (khoảng 420 triệu năm trước) và tuyệt chủng cuối kỷ Creta (khoảng 66 triệu năm trước).

Trên phương diện phân loại học, cúc đá thuộc lớp chân đầu (Cephalopoda), có quan hệ gần gũi với các dạng còn sống như mực, bạch tuộc, đặc biệt là ốc anh vũ – đại diện duy nhất của động vật chân đầu có vỏ ngoài còn tồn tại đến ngày nay.

Trên phương diện phân loại học, cúc đá thuộc lớp chân đầu (Cephalopoda), có quan hệ gần gũi với các dạng còn sống như mực, bạch tuộc, đặc biệt là ốc anh vũ – đại diện duy nhất của động vật chân đầu có vỏ ngoài còn tồn tại đến ngày nay.

Với những tay râu (xúc tu) đặc biệt phân bố ở gần đầu giống như mực, bạch tuộc, chúng di chuyển theo kiểu thủy phản lực, phụt ra phía trước một lượng nước qua phễu.

Với những tay râu (xúc tu) đặc biệt phân bố ở gần đầu giống như mực, bạch tuộc, chúng di chuyển theo kiểu thủy phản lực, phụt ra phía trước một lượng nước qua phễu.

Cúc đá từng là một trong những nhóm động vật săn mồi dưới biển thành công nhất trong lịch sử sinh giới. Điều này lý giải vì sao cúc đá là một trong những dạng hóa thạch động vật phổ biến nhất.

Cúc đá từng là một trong những nhóm động vật săn mồi dưới biển thành công nhất trong lịch sử sinh giới. Điều này lý giải vì sao cúc đá là một trong những dạng hóa thạch động vật phổ biến nhất.

Trong suốt lịch sử tồn tại lâu dài của mình, các loài cúc đá đã sống sót sau nhiều cuộc tuyệt chủng hàng loạt trước khi chính thức chịu chung số phận với các loài khủng long. Dù vậy, hình ảnh của chúng vẫn được lưu giữ đến ngày nay qua các hóa thạch.

Trong suốt lịch sử tồn tại lâu dài của mình, các loài cúc đá đã sống sót sau nhiều cuộc tuyệt chủng hàng loạt trước khi chính thức chịu chung số phận với các loài khủng long. Dù vậy, hình ảnh của chúng vẫn được lưu giữ đến ngày nay qua các hóa thạch.

Hóa thạch của các loài cúc đá trong chi Lytoceras đã được tìm thấy trên khắp thế giới, nhiều nhất là ở Tây Âu, Morocco, Madagascar, Nam Phi và Mỹ.

Hóa thạch của các loài cúc đá trong chi Lytoceras đã được tìm thấy trên khắp thế giới, nhiều nhất là ở Tây Âu, Morocco, Madagascar, Nam Phi và Mỹ.

Phần lớn hóa thạch cúc đá Lytoceras có đường kính không quá 25 cm. Hiện vật ngoại cỡ của Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội có thể nói là quý hiếm, có giá trị cao trên thị trường hóa thạch quốc tế...

Phần lớn hóa thạch cúc đá Lytoceras có đường kính không quá 25 cm. Hiện vật ngoại cỡ của Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội có thể nói là quý hiếm, có giá trị cao trên thị trường hóa thạch quốc tế...

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/soi-hoa-thach-khong-lo-dep-nhu-tac-pham-nghe-thuat-o-ha-noi-1990221.html