Nơi lưu giữ nhiều kỷ vật của Đại danh y Lê Hữu Trác

Nhà thờ Đại danh y Lê Hữu Trác tọa lạc bên bờ sông Ngàn Phố, nơi đây có hồ sen bán nguyệt ôm lấy chân núi, bên trong lưu giữ nhiều kỷ vật gắn với cuộc đời của bậc 'Y thánh'.

Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, thời trẻ ông còn có tên thường gọi “cậu chiêu Bảy”. Ông sinh ngày 12/11 năm Giáp Thìn (1724) tại quê cha là thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Ông mất vào ngày rằm tháng Giêng năm Tân Hợi (1791) tại quê mẹ là xứ Bàu Thượng, xã Tình Diệm, tổng Hữu Bằng (nay là xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Sau khi mất, ông được nhân dân và giới y học cả nước suy tôn là bậc “Y thánh của Việt Nam”.

Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, thời trẻ ông còn có tên thường gọi “cậu chiêu Bảy”. Ông sinh ngày 12/11 năm Giáp Thìn (1724) tại quê cha là thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Ông mất vào ngày rằm tháng Giêng năm Tân Hợi (1791) tại quê mẹ là xứ Bàu Thượng, xã Tình Diệm, tổng Hữu Bằng (nay là xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Sau khi mất, ông được nhân dân và giới y học cả nước suy tôn là bậc “Y thánh của Việt Nam”.

Nhà thờ Đại danh y Lê Hữu Trác (xã Quang Diệm) được xây dựng bên sông Ngàn Phố. Mảnh đất này từng là nơi nuôi dưỡng Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác với nghiệp lớn làm thầy thuốc cứu dân.

Nhà thờ Đại danh y Lê Hữu Trác (xã Quang Diệm) được xây dựng bên sông Ngàn Phố. Mảnh đất này từng là nơi nuôi dưỡng Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác với nghiệp lớn làm thầy thuốc cứu dân.

Nơi thờ đại danh y được xây dựng vào năm 2008, với nhiều hạng mục gồm nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông, sân hành lễ, nhà tiền đường, vườn thuốc…

Nơi thờ đại danh y được xây dựng vào năm 2008, với nhiều hạng mục gồm nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông, sân hành lễ, nhà tiền đường, vườn thuốc…

Nhà thờ có tòa thượng là nơi Lê Hữu Trác bốc thuốc, viết sách, còn nhà hậu tọa là nơi thờ Lê Hữu Trác gồm 3 gian tứ trụ được chạm khắc tinh vi.

Nhà thờ có tòa thượng là nơi Lê Hữu Trác bốc thuốc, viết sách, còn nhà hậu tọa là nơi thờ Lê Hữu Trác gồm 3 gian tứ trụ được chạm khắc tinh vi.

Bàn thờ đặt ở gian giữa, có tượng bán thân Đại danh y Lê Hữu Trác. Dịp này mỗi ngày đón cả trăm lượt khách đến tham quan, thắp hương.

Bàn thờ đặt ở gian giữa, có tượng bán thân Đại danh y Lê Hữu Trác. Dịp này mỗi ngày đón cả trăm lượt khách đến tham quan, thắp hương.

Nhà thờ Lê Hữu Trác cũng là một di tích nguyên gốc, được dòng họ Lê cung tiến. Ngôi nhà là nơi Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông sinh sống, nghỉ ngơi, bốc thuốc chữa bệnh cứu người.

Nhà thờ Lê Hữu Trác cũng là một di tích nguyên gốc, được dòng họ Lê cung tiến. Ngôi nhà là nơi Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông sinh sống, nghỉ ngơi, bốc thuốc chữa bệnh cứu người.

Đặc biệt đây cũng là nơi Lê Hữu Trác dành nhiều thời gian để viết trọn bộ Hải Thượng Y Tông tâm lĩnh.

Đặc biệt đây cũng là nơi Lê Hữu Trác dành nhiều thời gian để viết trọn bộ Hải Thượng Y Tông tâm lĩnh.

Bên trong khuôn viên nhà thờ còn được phục dựng có núi Giả cao 4m, cạnh là hồ Sen 72 m2 hình bán nguyệt ôm lấy chân núi. Nơi đây xưa Lê Hữu Trác dùng để quan sát hướng gió, bắt mạch chữa bệnh.

Bên trong khuôn viên nhà thờ còn được phục dựng có núi Giả cao 4m, cạnh là hồ Sen 72 m2 hình bán nguyệt ôm lấy chân núi. Nơi đây xưa Lê Hữu Trác dùng để quan sát hướng gió, bắt mạch chữa bệnh.

Nhiều kỷ vật như dao cầu, thuyền tán gắn bó với Hải Thượng Lãn Ông cũng được trưng bày tại nhà thờ để du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng.

Nhiều kỷ vật như dao cầu, thuyền tán gắn bó với Hải Thượng Lãn Ông cũng được trưng bày tại nhà thờ để du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng.

Tại đây, có gần 60 loài thuốc mà đại danh y chọn lựa để chữa bệnh đang được chăm sóc, trồng bên trong khu vực nhà thờ.

Tại đây, có gần 60 loài thuốc mà đại danh y chọn lựa để chữa bệnh đang được chăm sóc, trồng bên trong khu vực nhà thờ.

Nhà thờ và Khu lưu niệm Lê Hữu Trác được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích Quốc gia vào năm 1990.

Nhà thờ và Khu lưu niệm Lê Hữu Trác được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích Quốc gia vào năm 1990.

Trong năm 2023, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ban ngành, cơ quan, đơn vị liên quan và UBND huyện Hương Sơn lập hồ sơ khoa học trình Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Mộ và Khu lưu niệm Lê Hữu Trác là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Trong năm 2023, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ban ngành, cơ quan, đơn vị liên quan và UBND huyện Hương Sơn lập hồ sơ khoa học trình Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Mộ và Khu lưu niệm Lê Hữu Trác là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Cuối năm 2023, Hội đồng UNESCO chính thức thông qua nghị quyết với danh sách 53 danh nhân văn hóa, trong đó có Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Cuối năm 2023, Hội đồng UNESCO chính thức thông qua nghị quyết với danh sách 53 danh nhân văn hóa, trong đó có Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Hoài Nam

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/noi-luu-giu-nhieu-ky-vat-cua-dai-danh-y-le-huu-trac-post1615471.tpo