Người tiên phong đưa cây cam canh về Gia MiễnTin khác

Vùng đất Gia Miễn của huyện Văn Lãng vốn có thế mạnh trồng rừng và cây ăn quả. Từ năm 2017 đến nay, trên địa bàn xã đã có một số hộ gia đình trồng cam canh, cho thu nhập cao, vươn lên thoát nghèo. Trong đó, 'công đầu' trong việc tiên phong đưa cây cam canh về Gia Miễn chính là anh nông dân Hoàng Văn Tới sinh năm 1987, dân tộc Nùng ở thôn Bình Lập.

PHONG LINH – THANH THẾ

Xuất phát điểm từ hộ nghèo (giai đoạn năm 2017- 2021), anh nông dân Hoàng Văn Tới, sinh sống tại thôn Bình Lập, xã Gia Miễn đã quyết tâm phấn đấu thoát nghèo, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Năm 2017, anh Tới trồng thử nghiệm 200 cây cam canh và các loại cây lấy múi trên diện tích 2.000m2.

Xuất phát điểm từ hộ nghèo (giai đoạn năm 2017- 2021), anh nông dân Hoàng Văn Tới, sinh sống tại thôn Bình Lập, xã Gia Miễn đã quyết tâm phấn đấu thoát nghèo, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Năm 2017, anh Tới trồng thử nghiệm 200 cây cam canh và các loại cây lấy múi trên diện tích 2.000m2.

Những năm đầu mới bắt tay vào trồng, với quyết tâm sẽ thực hiện thành công mô hình này, anh Tới đã chủ động tìm hiểu về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cam Canh thông qua sách, báo, mạng Internet và đến một số nơi ở Hà Nội, Hưng Yên… để học hỏi thêm kinh nghiệm. Để thuận tiện cho việc chăm sóc, anh Tới đã sử dụng hệ thống vòi phun kéo lên đồi để phục vụ tưới, chăm sóc cây cam

Những năm đầu mới bắt tay vào trồng, với quyết tâm sẽ thực hiện thành công mô hình này, anh Tới đã chủ động tìm hiểu về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cam Canh thông qua sách, báo, mạng Internet và đến một số nơi ở Hà Nội, Hưng Yên… để học hỏi thêm kinh nghiệm. Để thuận tiện cho việc chăm sóc, anh Tới đã sử dụng hệ thống vòi phun kéo lên đồi để phục vụ tưới, chăm sóc cây cam

Sau gần 3 năm chăm sóc, những trái cam đầu tiên đã cho thu hoạch. Năm 2020, vườn cam Canh của gia đình anh cho thu hoạch trên 9 tạ quả, với giá xuất bán khoảng 35 nghìn đồng đến 40 nghìn đồng trên một kg, ước tính số tiền thu được ban đầu là 40 triệu đồng.

Sau gần 3 năm chăm sóc, những trái cam đầu tiên đã cho thu hoạch. Năm 2020, vườn cam Canh của gia đình anh cho thu hoạch trên 9 tạ quả, với giá xuất bán khoảng 35 nghìn đồng đến 40 nghìn đồng trên một kg, ước tính số tiền thu được ban đầu là 40 triệu đồng.

Năm 2021, gia đình anh Tới thu được 3 tấn/200 cây, nhận thấy hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cam canh nên gia đình anh đã mạnh dạn vay vốn theo Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 của HĐND tỉnh Lạng Sơn về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020 - 2025 với số tiền đã giải ngân 445 triệu đồng để đầu tư mở rộng thêm gần 3 ha, với trên 1.000 cây cam canh và cây lấy múi.

Năm 2021, gia đình anh Tới thu được 3 tấn/200 cây, nhận thấy hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cam canh nên gia đình anh đã mạnh dạn vay vốn theo Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 của HĐND tỉnh Lạng Sơn về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020 - 2025 với số tiền đã giải ngân 445 triệu đồng để đầu tư mở rộng thêm gần 3 ha, với trên 1.000 cây cam canh và cây lấy múi.

Hiện nay, gia đình anh Tới có trên 1.000 gốc cam canh, với hơn 400 gốc cam cho thu hoạch, sản lượng khoảng 4 tấn. Khách lẻ cũng như thương lái đến thu mua tại vườn, với giá bán khoảng 25 - 30.000 đồng, trừ chi phí gia đình anh cũng có thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm. Năm 2022, gia đình anh đã thoát nghèo, có điều kiện lo cho con cái học hành và phát triển kinh tế gia đình.

Hiện nay, gia đình anh Tới có trên 1.000 gốc cam canh, với hơn 400 gốc cam cho thu hoạch, sản lượng khoảng 4 tấn. Khách lẻ cũng như thương lái đến thu mua tại vườn, với giá bán khoảng 25 - 30.000 đồng, trừ chi phí gia đình anh cũng có thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm. Năm 2022, gia đình anh đã thoát nghèo, có điều kiện lo cho con cái học hành và phát triển kinh tế gia đình.

Những quả cam canh chín mọng, màu sắc của quả và độ ngọt của cam được người dân trên địa bàn ưa chuộng. Vì vậy, nhiều hộ cũng chuyển hướng trồng cam canh. Với sự hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật của anh Tới cho bà con trong thôn trồng và chăm sóc cây cam, đến nay toàn thôn có 5 hộ trồng cam, với diện tích khoảng 200 gốc, thu nhập từ trồng cam canh đã góp phần giúp nhiều gia đình vươn lên thoát nghèo, năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của thôn giảm còn 17%.

Những quả cam canh chín mọng, màu sắc của quả và độ ngọt của cam được người dân trên địa bàn ưa chuộng. Vì vậy, nhiều hộ cũng chuyển hướng trồng cam canh. Với sự hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật của anh Tới cho bà con trong thôn trồng và chăm sóc cây cam, đến nay toàn thôn có 5 hộ trồng cam, với diện tích khoảng 200 gốc, thu nhập từ trồng cam canh đã góp phần giúp nhiều gia đình vươn lên thoát nghèo, năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của thôn giảm còn 17%.

Hiện nay, không chỉ trồng, thu hoạch và bán cam cho thương lái, vườn cam canh của gia đình anh Tới còn thu hút nhiều người dân trong và ngoài xã đến tham quan, tự tay cắt cam và mua cam tại vườn

Hiện nay, không chỉ trồng, thu hoạch và bán cam cho thương lái, vườn cam canh của gia đình anh Tới còn thu hút nhiều người dân trong và ngoài xã đến tham quan, tự tay cắt cam và mua cam tại vườn

Nhiều trường học trên địa bàn huyện Văn Lãng cũng liên hệ và tổ chức các chương trình trải nghiệm cho học sinh tham quan thực tế tại vườn cam canh nhà anh Tới

Nhiều trường học trên địa bàn huyện Văn Lãng cũng liên hệ và tổ chức các chương trình trải nghiệm cho học sinh tham quan thực tế tại vườn cam canh nhà anh Tới

Vườn cam canh xanh mướt với những trái cam chín trĩu mọng cũng là địa chỉ để nhiều bạn trẻ tới tham quan, chụp ảnh, mở ra cơ hội cho anh Tới phát triển vườn cây ăn quả kết hợp với du lịch cộng đồng trong thời gian tới

Vườn cam canh xanh mướt với những trái cam chín trĩu mọng cũng là địa chỉ để nhiều bạn trẻ tới tham quan, chụp ảnh, mở ra cơ hội cho anh Tới phát triển vườn cây ăn quả kết hợp với du lịch cộng đồng trong thời gian tới

Từ vùng đồi hoang ngày nào, với quyết tâm của mình, anh Tới đã biến đất hoang trở thành một vườn cam canh xanh mướt, đến vụ thu hoạch chuyển sang màu vàng rực rỡ. Anh Tới chia sẻ mong muốn sẽ mở rộng thêm diện tích canh tác để đáp ứng nhu cầu của thị trường và khách thăm quan đến học hỏi. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu kỹ thuật để nâng cao năng suất, nhân rộng mô hình trồng cam canh cho bà con lân cận và nhân dân trong thôn, góp sức vào công cuộc giảm nghèo, phát triển kinh tế của địa phương.

Từ vùng đồi hoang ngày nào, với quyết tâm của mình, anh Tới đã biến đất hoang trở thành một vườn cam canh xanh mướt, đến vụ thu hoạch chuyển sang màu vàng rực rỡ. Anh Tới chia sẻ mong muốn sẽ mở rộng thêm diện tích canh tác để đáp ứng nhu cầu của thị trường và khách thăm quan đến học hỏi. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu kỹ thuật để nâng cao năng suất, nhân rộng mô hình trồng cam canh cho bà con lân cận và nhân dân trong thôn, góp sức vào công cuộc giảm nghèo, phát triển kinh tế của địa phương.

Nguồn Lạng Sơn: https://baolangson.vn/phong-su-anh/636282-nguoi-tien-phong-dua-cay-cam-canh-ve-gia-mien.html