Kỷ vật vô giá của phong trào cách mạng Nam Bộ 1945-1954

Ngày 22/9/1945, chỉ một tháng sau cuộc Cách mạng Tháng 8, với dã tâm đô hộ đất nước ta một lần nữa, quân Pháp đã tái chiếm Sài Gòn. Một giai đoạn cách mạng mới bắt đầu trên toàn Nam Bộ...

Lá cờ "Thành đồng Tổ quốc": Chủ tịch Hồ Chí Minh khen tặng quân và dân Nam Bộ anh dũng chiến đấu trong những ngày đầu của Nam Bộ kháng chiến, năm 1945. Hiện vật của Bảo tàng TP HCM.

Lá cờ "Thành đồng Tổ quốc": Chủ tịch Hồ Chí Minh khen tặng quân và dân Nam Bộ anh dũng chiến đấu trong những ngày đầu của Nam Bộ kháng chiến, năm 1945. Hiện vật của Bảo tàng TP HCM.

Súng Mitraillette: Đồng chí Vũ Thanh Hùng, Tiểu đội phó Đội tự vệ hãng Faci, tịch thu của lính Pháp tại bốt Quận 6 ngày 23/9/1945 và sử dụng trong kháng chiến chống Pháp 1945-1954.

Súng Mitraillette: Đồng chí Vũ Thanh Hùng, Tiểu đội phó Đội tự vệ hãng Faci, tịch thu của lính Pháp tại bốt Quận 6 ngày 23/9/1945 và sử dụng trong kháng chiến chống Pháp 1945-1954.

Ba lô: Nhân dân xã Tân Đông Hiệp, quận Thủ Đức tặng đồng chí Trần Văn Quốc tham gia bộ đội năm 1945.

Ba lô: Nhân dân xã Tân Đông Hiệp, quận Thủ Đức tặng đồng chí Trần Văn Quốc tham gia bộ đội năm 1945.

Gươm: Ông Nguyễn Bân, Chỉ huy trưởng Mặt trận Thị Nghè tịch thu của quân Nhật năm 1945.

Gươm: Ông Nguyễn Bân, Chỉ huy trưởng Mặt trận Thị Nghè tịch thu của quân Nhật năm 1945.

Cờ thi đua "Quân dân du kích thành Sài Gòn - Chợ Lớn" tặng cho đơn vị có thành tích trong kháng chiến chống Pháp, năm 1946-1947.

Cờ thi đua "Quân dân du kích thành Sài Gòn - Chợ Lớn" tặng cho đơn vị có thành tích trong kháng chiến chống Pháp, năm 1946-1947.

Máy đánh chữ hiệu Nemington được bà Thái Ngọc Dung, trưởng trạm giao liên của Ty Thông tin Tuyên truyền Gia Định sử dụng đánh các tài liệu tuyên truyền trong 9 năm kháng chiến chống Pháp 1945-1954.

Máy đánh chữ hiệu Nemington được bà Thái Ngọc Dung, trưởng trạm giao liên của Ty Thông tin Tuyên truyền Gia Định sử dụng đánh các tài liệu tuyên truyền trong 9 năm kháng chiến chống Pháp 1945-1954.

Radio hiệu Sonyo: Hiện vật của Đài phát thanh Tiếng nói Nam Bộ, sử dụng trong giai đoạn 1947-1954.

Radio hiệu Sonyo: Hiện vật của Đài phát thanh Tiếng nói Nam Bộ, sử dụng trong giai đoạn 1947-1954.

Radio 4 băng hiệu Philips: Do Ban Thông tin Sài Gòn - Chợ Lớn mua năm 1946, đặt tại nhà số 105 đường Lê Thánh Tôn để cán bộ nghe tin tức.

Radio 4 băng hiệu Philips: Do Ban Thông tin Sài Gòn - Chợ Lớn mua năm 1946, đặt tại nhà số 105 đường Lê Thánh Tôn để cán bộ nghe tin tức.

Nỏ của đồng bào dân tộc thiểu số ở Phan Thiết: Sử dụng trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Nỏ của đồng bào dân tộc thiểu số ở Phan Thiết: Sử dụng trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Hai viên đạn của kho Thị Nghè.

Hai viên đạn của kho Thị Nghè.

Súng rulô: Chiến lợi phẩm thu được của địch, được quân ta dùng trong kháng chiến chống Pháp.

Súng rulô: Chiến lợi phẩm thu được của địch, được quân ta dùng trong kháng chiến chống Pháp.

Súng Thompson: Lực lượng 306, chi đội 6, sử dụng trong kháng chiến chống Pháp.

Súng Thompson: Lực lượng 306, chi đội 6, sử dụng trong kháng chiến chống Pháp.

Súng Mituille: Chiến lợi phẩm thu được trong kháng chiến chống Pháp.

Súng Mituille: Chiến lợi phẩm thu được trong kháng chiến chống Pháp.

Mời quý độc giả xem video: Nga: Tuần hành kỷ niệm 102 năm Cách mạng Tháng 10 | THDT.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/ky-vat-vo-gia-cua-phong-trao-cach-mang-nam-bo-1945-1954-1889869.html