Hệ thống phòng không NATO sẵn sàng bắn hạ tên lửa Nga áp sát biên giới phía Đông?

Các nghị sĩ Đức đã lên tiếng ủng hộ việc sử dụng hệ thống phòng không NATO để bắn hạ máy bay không người lái và tên lửa Nga xuất hiện tại biên giới phía Đông liên minh, tức là Tây Ukraine.

Theo ấn phẩm Frankfurter Allgemeine Zeitung, người ủng hộ nhiệt tình nhất cho quan điểm sử dụng hệ thống phòng không NATO bảo vệ sườn phía Đông chính là đại diện Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) - ông Roderich Kiesewetter.

Theo ấn phẩm Frankfurter Allgemeine Zeitung, người ủng hộ nhiệt tình nhất cho quan điểm sử dụng hệ thống phòng không NATO bảo vệ sườn phía Đông chính là đại diện Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) - ông Roderich Kiesewetter.

"Điều này sẽ giải tỏa áp lực cho các đơn vị phòng không Ukraine và cho phép lực lượng này bảo vệ mặt trận", ông Roderich Kiesewetter giải thích ý nghĩa đề xuất của mình.

"Điều này sẽ giải tỏa áp lực cho các đơn vị phòng không Ukraine và cho phép lực lượng này bảo vệ mặt trận", ông Roderich Kiesewetter giải thích ý nghĩa đề xuất của mình.

Ý tưởng trên cũng nhận được sự ủng hộ từ đại diện Đảng Xanh - bà Agnieszka Brugger, khi nghị sĩ này tuyên bố việc triển khai hệ thống phòng không ở biên giới các nước láng giềng Ukraine sẽ đảm bảo an ninh cho tất cả các bên.

Ý tưởng trên cũng nhận được sự ủng hộ từ đại diện Đảng Xanh - bà Agnieszka Brugger, khi nghị sĩ này tuyên bố việc triển khai hệ thống phòng không ở biên giới các nước láng giềng Ukraine sẽ đảm bảo an ninh cho tất cả các bên.

Chưa dừng lại đây, đại diện Đảng Dân chủ Tự do - ông Markus Faber cũng nhận xét việc bảo vệ bầu trời khu vực phía Tây Ukraine sẽ mang lại an ninh cho lãnh thổ các nước NATO.

Chưa dừng lại đây, đại diện Đảng Dân chủ Tự do - ông Markus Faber cũng nhận xét việc bảo vệ bầu trời khu vực phía Tây Ukraine sẽ mang lại an ninh cho lãnh thổ các nước NATO.

Ông Kiesewetter sau đó trích dẫn ví dụ về việc Israel đã đẩy lùi thành công một cuộc không kích quy mô lớn từ Iran và các nhóm vũ trang được nước này hậu thuẫn hồi tháng 4, nhờ sự hỗ trợ quân sự từ Mỹ, Pháp và Anh.

Ông Kiesewetter sau đó trích dẫn ví dụ về việc Israel đã đẩy lùi thành công một cuộc không kích quy mô lớn từ Iran và các nhóm vũ trang được nước này hậu thuẫn hồi tháng 4, nhờ sự hỗ trợ quân sự từ Mỹ, Pháp và Anh.

Theo ông Kiesewetter, kinh nghiệm quốc tế như vậy có thể được áp dụng một cách hiệu quả cho phù hợp với nhu cầu của các bên, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc xung đột Ukraine đang diễn ra căng thẳng như hiện nay.

Theo ông Kiesewetter, kinh nghiệm quốc tế như vậy có thể được áp dụng một cách hiệu quả cho phù hợp với nhu cầu của các bên, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc xung đột Ukraine đang diễn ra căng thẳng như hiện nay.

Hiện tại chưa rõ quan điểm của nhiều nước đồng minh trong NATO đối với đề xuất trên, nhưng khả năng cao Ba Lan, các nước Baltic sẽ ủng hộ và thậm chí đóng góp vũ khí.

Hiện tại chưa rõ quan điểm của nhiều nước đồng minh trong NATO đối với đề xuất trên, nhưng khả năng cao Ba Lan, các nước Baltic sẽ ủng hộ và thậm chí đóng góp vũ khí.

Việc NATO triển khai hệ thống phòng không bảo vệ sườn Đông liên minh theo đánh giá sẽ mang lại lợi ích lớn nhất cho Ba Lan, khi nước này đã chứng kiến vài vụ tên lửa Nga bay lạc vào không phận nhưng chẳng thể bắn hạ chúng.

Việc NATO triển khai hệ thống phòng không bảo vệ sườn Đông liên minh theo đánh giá sẽ mang lại lợi ích lớn nhất cho Ba Lan, khi nước này đã chứng kiến vài vụ tên lửa Nga bay lạc vào không phận nhưng chẳng thể bắn hạ chúng.

Nhà phân tích quân sự người Ba Lan - ông Jaroslaw Wolski đã đưa ra lời giải thích chi tiết hơn về lý do tại sao Warsaw không thể bắn hạ tên lửa Nga trên trang Twitter của mình:

Nhà phân tích quân sự người Ba Lan - ông Jaroslaw Wolski đã đưa ra lời giải thích chi tiết hơn về lý do tại sao Warsaw không thể bắn hạ tên lửa Nga trên trang Twitter của mình:

"Đầu tiên, nếu bạn chuẩn bị bắn hạ các mục tiêu trên bầu trời của mình, bạn cần phải phong tỏa một khu vực cụ thể trên không phận để tránh thiệt hại có thể xảy ra đối với máy bay dân dụng hoặc máy bay chiến đấu".

"Đầu tiên, nếu bạn chuẩn bị bắn hạ các mục tiêu trên bầu trời của mình, bạn cần phải phong tỏa một khu vực cụ thể trên không phận để tránh thiệt hại có thể xảy ra đối với máy bay dân dụng hoặc máy bay chiến đấu".

"Ba Lan không thể phong tỏa không phận khi có tới 66 sân bay dân dụng đang hoạt động, việc đóng cửa sân bay sẽ gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Và nếu bầu trời ở biên giới giáp Ukraine bị cấm đối với máy bay chiến đấu, mối đe dọa từ tên lửa Nga sẽ còn cao hơn".

"Ba Lan không thể phong tỏa không phận khi có tới 66 sân bay dân dụng đang hoạt động, việc đóng cửa sân bay sẽ gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Và nếu bầu trời ở biên giới giáp Ukraine bị cấm đối với máy bay chiến đấu, mối đe dọa từ tên lửa Nga sẽ còn cao hơn".

Thứ hai, nếu tên lửa Nga ngay lập tức bị bắn hạ từ phía Tây, trên không phận Ba Lan, thì việc các mảnh vỡ của chúng rơi xuống sẽ dẫn đến nguy cơ thương vong cho dân thường.

Thứ hai, nếu tên lửa Nga ngay lập tức bị bắn hạ từ phía Tây, trên không phận Ba Lan, thì việc các mảnh vỡ của chúng rơi xuống sẽ dẫn đến nguy cơ thương vong cho dân thường.

Thứ ba là nếu Ba Lan quyết tâm bắn hạ tên lửa hành trình Nga ngay lập tức, điều đó đồng nghĩa với việc sẽ làm lộ toàn bộ vị trí triển khai hệ thống phòng không.

Thứ ba là nếu Ba Lan quyết tâm bắn hạ tên lửa hành trình Nga ngay lập tức, điều đó đồng nghĩa với việc sẽ làm lộ toàn bộ vị trí triển khai hệ thống phòng không.

Và lập luận thứ tư - họ nói, ngay cả ở Israel cũng không có hệ thống tên lửa phòng không nào đủ khả năng bảo vệ toàn bộ 100% lãnh thổ, cho dù diện tích quốc gia Do Thái khá nhỏ bé.

Và lập luận thứ tư - họ nói, ngay cả ở Israel cũng không có hệ thống tên lửa phòng không nào đủ khả năng bảo vệ toàn bộ 100% lãnh thổ, cho dù diện tích quốc gia Do Thái khá nhỏ bé.

Ngoài ra đối với Ba Lan, số lượng lớn các hệ thống phòng không kiểu phương Tây chỉ có thể xuất hiện trong giai đoạn 2028 - 2035. Trước thời điểm đó, khả năng bảo vệ bầu trời của nước này vẫn ở mức "trạng thái ban đầu”.

Ngoài ra đối với Ba Lan, số lượng lớn các hệ thống phòng không kiểu phương Tây chỉ có thể xuất hiện trong giai đoạn 2028 - 2035. Trước thời điểm đó, khả năng bảo vệ bầu trời của nước này vẫn ở mức "trạng thái ban đầu”.

Việc NATO triển khai hệ thống phòng không bảo vệ sườn phía Đông sẽ giúp Ba Lan tránh được những trường hợp như đã xảy ra trong quá khứ, bởi vì khi đó lực lượng canh phòng sẽ rất dày đặc với các loại vũ khí tối tân, đủ sức vô hiệu hóa mối đe dọa từ xa.

Việc NATO triển khai hệ thống phòng không bảo vệ sườn phía Đông sẽ giúp Ba Lan tránh được những trường hợp như đã xảy ra trong quá khứ, bởi vì khi đó lực lượng canh phòng sẽ rất dày đặc với các loại vũ khí tối tân, đủ sức vô hiệu hóa mối đe dọa từ xa.

Không chỉ có vậy các tổ hợp vũ khí đánh chặn này còn đủ khả năng giúp Ukraine bảo vệ những mục tiêu quan trọng sát biên giới, bởi việc xác định tên lửa Nga nhắm vào chúng, hay sẽ bay lạc qua đất Ba Lan lần nữa là việc cực kỳ khó khăn.

Không chỉ có vậy các tổ hợp vũ khí đánh chặn này còn đủ khả năng giúp Ukraine bảo vệ những mục tiêu quan trọng sát biên giới, bởi việc xác định tên lửa Nga nhắm vào chúng, hay sẽ bay lạc qua đất Ba Lan lần nữa là việc cực kỳ khó khăn.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/he-thong-phong-khong-nato-san-sang-ban-ha-ten-lua-nga-ap-sat-bien-gioi-phia-dong-post576670.antd