Ăn 1 mớ rau này tốt ngang thịt, tuy mọc dại đầy mương nhưng ví như 'thuốc bổ'

Loại rau mọc dại được nhiều người biết đến như một loại rau gia vị, nhưng không phải ai cũng biết hết tác dụng 'vàng 10' của nó đối với sức khỏe.

Lợi ích ăn rau ngổ

Rau ngổ là loại thân thảo, mềm xốp, chứa nhiều nước bên trong, có nhiều nhánh nhỏ, lá hình răng cưa, phân bổ chủ yếu ở vùng ao hồ. Loại rau này có tên gọi khác của loại cây này là ngổ trâu, ngổ thơm, cúc nước,… Tên khoa học của rau ngổ là Enydra fluctuans lour.

Trong rau ngổ chứa nhiều thành phần hóa học khác nhau: 93% nước, 2,1% protid cùng các loại vitamin B, C, tinh dầu thơm và caroten. Đây là một loại cây gia vị, hay dùng ăn sống. Ngoài ra, rau ngổ còn được xem là một vị thuốc vì nó có nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe. Bộ phận thường được dùng của cây là lá non.

Rau ngổ là loại cây gia vị hay dùng ăn sống. Bộ phận thường được dùng của cây rau này là lá non. Ảnh minh họa.

Rau ngổ là loại cây gia vị hay dùng ăn sống. Bộ phận thường được dùng của cây rau này là lá non. Ảnh minh họa.

Trong rau ngổ còn có tinh dầu và một số chất khác có công dụng tốt đối với sức khỏe như giải độc và thanh nhiệt, sát trùng đường tiêu hóa, phòng ngừa và chống lão hóa, lợi tiểu, hỗ trợ điều trị viêm kết mạc, sỏi thận, đau thắt bụng, gan nhiễm mỡ, thủy đậu, giảm cơn sốt nóng. Không những thế, trong rau ngổ còn có tinh dầu, flavonoid, isoflavone glycosid, steroid có khả năng đem lại nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe như:

- Giải độc và thanh nhiệt.

- Sát trùng đường tiêu hóa.

- Phòng ngừa và chống lão hóa.

- Lợi tiểu.

- Phòng ngừa ung thư.

- Hỗ trợ điều trị viêm kết mạc, sỏi thận, đau thắt bụng, gan nhiễm mỡ, thủy đậu,

- Giảm cơn sốt nóng.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ rau ngổ

Ăn rau ngổ tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

Ăn rau ngổ tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, nhân dân ta thường hái lá non rau ngổ ăn sống làm gia vị.

- Trị ho, sổ mũi: 15 - 30g rau ngổ tươi, rửa sạch, sắc kỹ lấy nước uống hằng ngày.

- Trị ban đỏ: Rau ngổ 20g, dây vác tía 20g, măng sậy 10g, đọt tre mỡ 10g, rửa sạch, thái nhỏ, sắc uống trong ngày.

- Trị gan nhiễm mỡ: Một trong 2 bài thuốc của Đông y hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ có thể tham khảo: Lấy 100g rau ngổ đem phơi khô, sao vàng hạ thổ 1 lần, sắc 10 phút cùng với 50g bạc hà phơi khô. Sau đó, sao vàng hạ thổ 1 lần nữa trong 100ml nước. Uống hàng ngày sau bữa ăn tối, liên tục trong 1 tháng. Điểm đáng nói, khi áp dụng bài thuốc này nên kiêng ăn hải sản và các loại trái cây như cam, quýt, bưởi, theo Lao Động.

- Trị khó tiêu: Làm thuốc, người ta dùng rau ngổ chữa những trường hợp ăn uống không tiêu, đầy tức bụng, thổ huyết, băng huyết. Dùng ngoài giã nát đắp lên những nơi viêm tấy. Ngày dùng từ 12 đến 20g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.

- Trị sỏi thận: Rau ngổ có tác dụng lợi tiểu, giảm co thắt cơ trơn, giãn mạch máu, tăng lọc ở cầu thận; do đó làm tăng lượng nước tiểu, tạo điều kiện cho sỏi thận bị tống ra ngoài. Cách dùng: Lấy rau ngổ 50g, để tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, pha thêm ít muối, uống làm một lần, ngày hai lần. Dùng 5 - 7 ngày. Dùng riêng hoặc phối hợp với râu ngô, mã đề, cối xay. Kiên trì thực hiện bài thuốc này có kết quả khá tốt. Hoặc dùng rau ngổ giã nhỏ, lấy nước pha ít hạt muối, uống ngày 2 lần vào sáng và chiều (uống liền trong 7 ngày).

- Trị đái dầm: Rau ngổ 20g, mùi tàu 20g, cỏ mần trầu 20g, cỏ sữa lá nhỏ 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống sau bữa ăn chiều. Dùng 3 - 4 lần.

- Trị cảm ho: Dùng khoảng 20g cây tươi, sắc uống.

Theo Sức khỏe & Đời sống trong ẩm thực, rau ngổ là một loại rau gia vị được dùng nhiều trong các món ăn như làm rau sống, ăn kèm với phở, hủ tiếu hoặc nấu canh chua với cá biển, cá đồng mang lại hương vị đặc biệt thơm ngon và ngăn ngừa nhiều bệnh.

Lưu ý khi dùng dưới dạng tươi, do thân cây có nhiều lông tơ nên khó rửa sạch hết các vi khuẩn gây bệnh nên khi chế biến các món ăn, nhất là các món ăn sống, cần phải rửa rau cho thật sạch, nếu có thể ngâm thêm với thuốc tím nhằm tránh ngộ độc thức ăn từ rau ngổ; nhúng rau ngổ vào nước sôi có nhiệt độ 40 – 45 độ C để diệt trứng sán (vì những cây sống ở đầm lầy, ao hồ, thường hay có côn trùng hoặc trứng sán bám vào thân, lá cây).

Trúc Chi (t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/an-1-mo-rau-nay-tot-ngang-thit-moc-dai-day-muong-nhung-vi-nhu-thuoc-a664407.html